Công ty thành công nhất thế giới

18/02/2015 18:30 PM |

Nếu đầu tư 1 USD vào cổ phiếu này năm 1968, đến nay bạn sẽ thu về 6.638 USD.

Dưới đây là đồ thị thể hiện bạn sẽ thu về bao nhiêu USD khi đầu tư 1 USD vào công ty thành công nhất thế giới.

Nếu tính cả cổ tức, ngày nay 1 USD đầu tư vào công ty này từ năm 1968 có giá trị lên tới 6.638 USD. Như vậy lợi suất mỗi năm trong suốt gần một nửa thập kỷ là 20,6%/năm. Theo giáo sư Jeremy Siegel, không công ty nào có được lợi suất cao như vậy.

Trong khi đó, đến nay 1 USD đầu tư vào chỉ số S&P 500 trong cùng kỳ chỉ có giá trị 87 USD, thấp hơn 98%.

Đó là công ty nào? Công ty đó chắc hẳn đã tạo nên một cuộc cách mạng, hoạt động trong ngành đã thay đổi cả thế giới như khoa học máy tính, vệ tinh, công nghệ sinh học?

Tuy nhiên, câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ. Đó là Altria – một công ty sản xuất thuốc lá.

Ngân hàng Credit Suisse vừa phát hành một báo cáo viết về diễn biến của các ngành lớn của nước Mỹ từ năm 1900 đến 2010. Theo báo cáo này, trung bình với mỗi USD đầu tư vào một ngành, đến năm 2010 bạn sẽ thu được 38.225 USD, tương đương mức lợi suất 10%/năm. Một số ngành có mức lợi suất vượt trội như thực phẩm (1 USD năm 1968 giúp thu về 700.000 USD năm 2010). Các công ty hóa chất và thiết bị điện tử cũng có mức lợi suất tương đương.

Tuy nhiên, mức lợi suất của ngành thuốc lá rất cao. 1 USD đầu tư vào các cổ phiếu thuốc lá năm 1900 đến năm 2010 sẽ đem về 6,3 triệu USD, cao hơn 165% so với mức trung bình ngành.

Sau một thế kỷ cải tiến, sáng tạo và đặc biệt là có nhiều tiến bộ về khoa học công nghệ, không ngành nào có diễn biến tốt hơn ngành này.

Hầu hết mọi người nhìn vào con số này và sẽ nói rằng đây cũng là điều dễ hiểu khi bạn bán một sản phẩm gây nghiện. Tuy nhiên, thuốc lá lại là ngành đã liên tiếp suy giảm trong mấy thập kỷ gần đây.

Thuốc lá là sản phẩm gây nghiện. Tuy nhiên trong 50 năm qua tỷ lệ hút thuốc đã sụt giảm đáng kể. Lượng thuốc lá mà người Mỹ tiêu thụ đạt đỉnh trong năm 1981 với con số 640 tỷ điếu. Đến năm 2007, con số đã giảm 44%, xuống còn 360 tỷ.

Tính theo số lượng bán ra, thuốc lá là một trong những ngành ít thành công nhất ở Mỹ trong 30 năm qua. Thêm vào đó, quảng cáo thuốc lá cũng đã bị cấm trong hơn 1 thập kỷ, và các vụ kiện tụng cũng tiêu tốn hàng tỷ USD.

Cổ phiếu của các công ty thuốc lá tăng trưởng tốt một phần là nhờ hoạt động ở nước ngoài, ở những nước mà sản phẩm này được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, Altria đã phân tách mảng toàn cầu - Philip Morris International – từ năm 2008. Từ đó đến nay cổ phiếu Altria đã tăng 289%, cao hơn 4 lần so với mức tăng trưởng 79% của chỉ số S&P 500.

Một phần nguyên nhân nằm ở khả năng tăng giá của Altria. Kể từ năm 1990 đến nay, giá thuốc lá đã tăng nhiều hơn gần 5 lần so với tỷ lệ lạm phát chung.

Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ câu chuyện. Giá thuốc lá tăng nhưng thuế đánh vào mặt hàng này cũng tăng mạnh.

Ở Altria có hai yếu tố đặc biệt:

1. Những tâm trạng sợ hãi, phẫn nộ, căm ghét và oán hận đối với một hoạt động kinh doanh là điều tốt cho cổ đông

Nhiều nhà đầu tư (cả nhỏ lẻ và định chế) không muốn liên quan đến các công ty thuốc lá và một số quỹ hưu trí bị cấm sở hữu các cổ phiếu này. Nhu cầu thấp khiến giá trị của các cổ phiếu này ở mức khá thấp, đi kèm với đó là lợi suất cổ tức hấp dẫn. Qua nhiều năm, các cổ phiếu này đem lại mức lợi suất khổng lồ.

2. Các công ty thuốc lá hiếm khi thay đổi và do đó khá bền vững

Cải tiến và sáng tạo hứa hẹn mang đến những điều mới mẻ: sản phẩm mới, thị trường mới và tương lai mới.

Tuy nhiên, quá trình này tiêu tốn khá nhiều tiền của. Và, kể cả cổ phiếu của một công ty tiên phong như Apple cũng có ngày lao dốc.

Những sản phẩm mà Apple làm ra mới chỉ 5 năm trước ngày nay đều không còn hữu ích. Sau vài năm Apple phải tìm cho ra những sản phẩm đột phá để không bị tụt lại phía sau.

Những công ty có sản phẩm không đổi sau 50 năm không cải tiến và họ cũng không cần phải làm như vậy. Dù khá nhàm chán, đây là điều hữu ích với cổ đông vì công ty sẽ bền vững trong nhiều thập kỷ, thậm chí là hàng thế kỷ.

Ngoài thuốc lá, thực phẩm, xà phòng và kem đánh răng là những ví dụ xuất sắc cho trường hợp này.

>> [Khởi nghiệp] Không chăm chỉ, không sáng tạo, thì đừng khởi nghiệp

Theo Thu Hương

Cùng chuyên mục
XEM