Châu Á - Thái Bình Dương: Điểm nóng của thị trường bán lẻ 2015

25/03/2015 09:13 AM |

Các nhà bán lẻ vẫn chú trọng mở rộng thị phần trên thị trường quốc tế, bất chấp tình hình kinh tế còn bấp bênh và chi phí không ngừng leo thang, báo cáo của CBRE cho hay.

Tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có 85% các nhà kinh doanh thời trang cao cấp và 67% các nhà bán lẻ thuộc lĩnh vực F&B quan tâm đến khu vực này.

Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là một trong những nơi có nhiều cửa hàng mới khai trương nhất trên toàn cầu, khi có tới 43% các nhà bán lẻ có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại đây vào cuối năm nay.

Các cửa hàng truyền thống vẫn là các điểm đến được người tiêu dùng ưa chuộng và tận dụng cơ hội đó, các nhà bán lẻ tiếp tục mở rộng các cửa hàng này trên nhiều địa điểm khác nhau.

Jonathan Hsu, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu thị trường, CBRE châu Á cho biết: “Những thách thức đang diễn ra mà các nhà bán lẻ phải đối mặt, từ sự leo thang chi phí, bán lẻ hiện đại đa kênh (omni-channels) ngày càng thành công và những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng buộc các nhà bán lẻ phải có mạng lưới cửa hàng rộng khắp để đại diện cho thương hiệu của họ."

Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng cho thuê sẽ chậm lại trong năm nay khi các nhà bán lẻ tương đối thận trọng cũng như là mất nhiều thời gian vào các quyết định thuê bởi chi phí để mở một cửa hàng mới là vô cùng đắt đỏ, đặc biệt tại các khu vực trung tâm vì còn rất ít chỗ trống.

Ở khía cạnh tích cực, đó là sự phát triển về chất lượng của các nhà bán lẻ khi đưa ra một hiệu ứng mở rộng sự hiện diện của các cửa hàng, dù vẫn còn sự dè chừng khi mở rộng kinh doanh tại các thị trường có nền kinh tế đang phát triển hoặc chưa ổn định.

Các nhà bán lẻ nhận thấy người tiêu dùng vẫn đang ưa chuộng không khí mua sắm tại các cửa hàng truyền thông và họ dự định sẽ mở thêm nhiều cửa hàng nữa. Điều đó chứng minh cho việc trải nghiệm mua sắm là yếu tố cơ bản đối với người tiêu dùng.

Đức đứng số 1 - Trung Quốc dẫn đầu châu Á

Nghiên  cứu mới đây cho thấy Đức vẫn giữ vững vị trí thị trường bán lẻ số 1 toàn cầu trong hai năm liên tiếp, với 40% các nhà bán lẻ có kế hoạch mở cửa hàng tại thị trường này trong năm 2015.

Trung Quốc đang giữ vị trí thứ 4 với 28%, trong khi Hong Kong đứng thứ 6 với 22%. Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Singapore cũng được liệt kê trong top 20 điểm đến toàn cầu. So với năm 2014, các nhà bán lẻ đang chú trọng nhiều hơn vào các nền kinh tế phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Thị trường Đức vẫn thu hút các nhà bán lẻ toàn cầu bởi vì cơ hội hướng đến hơn 30 thành phố lớn với sức mua mạnh. Trong khi tại châu Á – Thái Bình Dương, tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa, và thu nhập của các hộ gia đình tăng sẽ tiếp tục củng cố cho sự tăng trưởng tại khu vực. Niềm tin của người tiêu dùng đã được cải thiện đáng kể trong năm 2014 và xu hướng này được dự đoán sẽ tăng trong năm 2015. Lượng khách du lịch ngày một nhiều hơn tiếp tục là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng doanh thu bán lẻ trong khu vực.

Tuy nhiên, mối bận tâm lớn nhất của các nhà bán lẻ vẫn là chi phí leo thang và tình hình kinh tế bấp bênh. Joel Stephen, Trưởng Đại diện bán lẻ, CBRE châu Á cho biết: “Các nhà bán lẻ sẽ lựa chọn việc mở thêm cửa hàng mới dựa trên chi phí vận hành và phí thuê. Một cách tiếp cận chiến lược hơn cho việc quản lý danh mục đầu tư là cần thiết và họ được khuyến khích tìm kiếm địa điểm với thành tích kinh doanh tốt, hoặc các dự án mới phát triển có vị trí tốt và được điều hành bởi các chủ nhà uy tín có kinh nghiệm.”

Nhìn chung, kế hoạch mở rộng quy mô lớn với các nhà bán lẻ đang tìm kiếm mở hơn 40 cửa hàng đã giảm 5% ở châu Á – Thái Bình Dương, chủ yếu là các thương hiệu F&B. Mặc dù vậy, mong muốn mở rộng đầu tư xuyên quốc gia vẫn được các nhà bán lẻ quan tâm khi tiếp tục đầu tư vào hệ thống cửa hàng của họ trong năm 2015.

>> [Inforgraphic] Xu hướng của ngành bán lẻ tương lai

Thái Nam

Nguyễn Trung Anh

Cùng chuyên mục
XEM