'Cha đẻ' của lý thuyết trò chơi giải bài toán khó 'nợ công Hy Lạp'

25/06/2015 14:50 PM |

Cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp, người đàn ông ngang tàng Yanis Varoufakis, và các quan chức cấp cao châu Âu mặc áo motor jacket đi kèm với một chiếc sơ mi cổ hở có lẽ sẽ thu hút được John F. Nash Jr., "cha đẻ" của lý thuyết trò chơi và là nhà Toán học từng đạt giải Nobel vừa qua đời tháng trước.

Bản thân Yanis Varoufakis cũng là một nhà lý thuyết trò chơi rất đáng chú ý, ông là tác giả của cuốn: “Game Theory: a Critical Introduction” (tạm dịch Lý thuyết trò chơi: lời giới thiệu then chốt), và ông cũng là người hâm mộ lâu năm của Tiến sĩ Nash. Hai người đã từng gặp nhau tại Athens hồi tháng 6 năm 2000 sau khi Tiến sĩ Nash thuyết giảng về tiền tệ. Sau khi biết tin về cái chết của Tiến sĩ Nash, ông Varoufakis đã viết trên Twitter : “Đọc những tác phẩm của ông là niềm cảm hứng của tôi, gặp ông và dành thời gian bên ông như một phần thưởng chúa ban, vĩnh biệt John Nash Jr”.

Những cuộc đàm phán căng thẳng, quyết liệt giữa Hy Lạp và các chủ nợ ròng rã nhiều tháng trời đã khuẩy đảo thị trường tài chính toàn cầu và có vẻ như đang lên đến đỉnh điểm. Chúng chính là một phần trong trò chơi sinh tử đã hấp dẫn Tiến sĩ Nash, người đạt giải Nobel kinh tế học và cống hiến hết mình cho những nghiên cứu mà ông đi tiên phong.

Tác giả của cuốn “A Beautiful Mind” – cuốn tiểu sử cuối cùng của nhà Nobel kinh tế học Nash và cũng là tiền đề cho một số bộ phim đoạt giải Oscar, bà Sylvia Nasar nói rằng : “Đây chính xác là kiểu trò chơi win – win mà Nash đã có trong tâm trí. Hai người chơi đều có cả lợi ích chung và lợi ích đối lập”.

Thật không may cho tương lai thị trường tài chính Liên minh Châu Âu, không có một đảm bảo nào cho Hy Lạp và các chủ nợ sẽ đạt được thỏa thuận ngăn chặn viễn cảnh ngày tận thế - Hy Lạp vỡ nợ, điều mà sẽ làm cho Hy Lạp mất đi quyền thành viên trong Liên minh tiền tệ châu Âu và nổi lên những cuộc khủng hoảng khác.

Câu hỏi dành cho ông Varoufakis: tuần tới sẽ như thế nào khi định mệnh cả một nền kinh tế toàn cầu rộng lớn đặt lên vai ông.

Ông nói: “ Tôi không thấy gánh nặng của nền kinh tế toàn cầu, tôi cảm thấy gánh nặng của người dân Hy Lạp đặt trên vai ông. Nếu Hy Lạp nhỏ bé để sống sót mà làm ảnh hưởng đến nền tài chính thế giới thì đó là lỗi của chúng ta. Điều đó có thể lắm nếu Delaware làm sụp đổ nền kinh tế Hoa Kỳ. Đó là lỗi của Hoa Kỳ chứ không phải của Delaware.

Thật ra mọi người đều đồng ý rằng viễn cảnh Hy Lạp vỡ nợ đều là kết cục mà cả Hy Lạp và chủ nợ đều mong muốn. Ở giữa là Đức và Pháp; Ngân hàng Trung ương châu Âu và IMF. Một trong những điểm mấu chốt trong lý thuyết trò chơi của John Nash là cân bằng Nash - điều xảy ra khi chiến lược của mỗi bên là tối ưu dựa vào quyết định họ cho là người còn lại sẽ chọn.

Ví dụ, nếu Đức và các chủ nợ không tin rằng Hy Lạp đang đe dọa vỡ nợ và đánh giá thấp kết cục đó, họ sẽ phải giữ vững lựa chọn tối ưu đối với yêu cầu về cải cách kinh tế ở Hy Lạp. Một mặt khác, nếu Đức tin rằng ông Varoufakis được thúc đẩy về ý thức hệ để ngăn chặn tương lai đau thương, điều đó có thể sẽ nhượng bộ cho những yêu cầu của Hy Lạp rất tốt.

Đó có thể là một phần trong chiến lược của ông Varoufakis với cách hành xử màu mè và bài công báo quá khích đã bị người Hy Lạp coi nhẹ trong những lần đàm phán, một động thái dường như chỉ có thể tăng cường mức độ phổ biến đáng kể của ông. Ông tiếp tục là người chơi dẫn dắt trong các cuộc hội đàm và tiếp tục duy trì vị trí người cố vấn chính cho Thủ tướng Hy Lạp, Alexis Tsipras.

Trong cuộc đối thoại của chúng tôi tuần này, ông Varoufakis đã tìm ra được nhà kinh tế đứng đắn hơn là những kẻ cực đoan với đôi mắt hoang dã hoặc là những tay đua liều mạng. Ông trưng bày ra cả nguyên tắc trò chơi và những động thái phức tạp của các cuộc đàm phán hiện nay giữa Hy Lạp và các chủ nợ.

Mặt khác của cuộc đàm phán ông Varoufakis tỏ ra là một nhà lý thuyết trò chơi thực thụ nói rằng: “vẽ chân dung tôi như một thằng hề cũng chính làm làm việc cho tôi. Tôi là người đã từng sống trong nghịch cảnh và tất nhiên không để bản thân mình bị quấy rối bởi nghịch cảnh đó. Tôi biết tôi là ai và họ biết tôi là ai”.

Trò chơi tương đối đơn giản Game of chicken thường được viện dẫn để minh họa cho tình huống của Hy Lạp, nhưng nó chỉ có bề ngoài là liên quan. Bởi vì trong trò Game of chicken, hai xe ngược chiều di chuyển trên con đường hẹp đều muốn chuyển hướng - hai bên không có trao đổi lẫn nhau trước khi đưa ra quyết định, tuy nhiên Hy Lạp và các chủ nợ đã có thời gian trao đổi qua lại hàng tháng trời. Trong khi kết cục bi thảm chưa từng xảy ra với Hy Lạp nhưng lại xảy ra trong trò Game of chicken - một trong hai xe bị vỡ vụn và chết.

Chuyên gia lý thuyết trò chơi, ông Barry Nalebuff thuộc trường Yale School of management cho rằng: tình huống của Hy Lạp gần với các viễn cảnh phức tạp của Nash hơn: “Cả hai bên đều đồng ý tốt hơn hết là không nên đẩy Hy Lạp vào vực thẳm. Nhưng đẩy xa đến đâu vẫn còn đang bỏ ngỏ. Cả hai bên đều biết rằng bên kia đồng ý nhượng bộ vì lợi ích cá nhân của họ. Không bên nào chịu nhượng bộ nếu họ cho rằng đối phương sẽ hành động khác. Đó chính là bế tắc. Rất khó để thỏa mãn lợi ích cả hai bên. Do đó có thể có rất nhiều những phương án và điểm cân bằng khác nhau

Ông Varoufakis đồng ý rằng trong tình huống Hy Lạp, “trò chơi có vô vàn điểm cân bằng, và vì vậy, lỗi lầm có thể làm nổ ra một chuỗi các kết cục mà không ai có thể vừa dự đoán và cầm lái". Ông cũng cho rằng: “ chúng ta có rất nhiều đối tác. Một vài người vẫn còn đang e dè chờ đợi thảm họa Hy Lạp vỡ nợ. Một vài người khác thì ít hơn. Một số khác thì hoàn toàn không lo sợ. Họ nghĩ rằng điều đó có thể ngăn chặn được. Đó là những dự đoán bất đồng lớn về kết cục có thể xảy ra. Ngay cả riêng Đức cũng có nhiều quan điểm trái ngược.

Không chắc chắn rằng tương lai hoàn toàn làm rối bất kỳ nhà phân tích lý thuyết trò chơi nào. Lấy dẫn chứng tác phẩm của giáo sư Frank Knight trường đại học Chicago, ông Varoufakis chỉ ra sự khác biệt giữa rủi ro và sự không chắc chắn. Đánh cuộc bằng cách tung đồng tiền thì có rủi ro cao, nhưng kết quả tiềm tàng và xác suất thì đều biết trước. “Không chắc chắn khi bạn không biết được tất cả những kết quả hoặc xác suất của mỗi kết quả có thể xảy ra. Đó là một sự không chắc chắn ”. Làm cho vấn đề phức tạp hơn, “những cuộc đàm phán bằng cả tình cảm và lý trí mà 2 bên tham gia, cộng đồng bên ngoài - nhà đầu tư, người dân trong và bao quanh Hy Lạp đang hiểu nhầm rằng lý thuyết trò chơi có thể cắt qua nút thắt Gordian.”

Nhà kinh tế và chuyên gia khủng hoảng tài chính trường đại học Harvard Kenneth Rogoff đồng ý sự không chắc chắn của kết cục Hy Lạp vỡ nợ góp phần làm duy trì tình trạng tắc ngẽn. Người Đức có thể đánh giá sai rủi ro ảnh hưởng xấu từ vỡ nợ của Hy Lạp, giống như chính phủ Mỹ đã sai lầm đối với thất bại của Lehman Brothers. “Đó là một mớ hỗn độn”, Rogoff kết luận. “Nếu bạn trong một trò chơi mà bạn không biết điều gì sắp xảy ra thì lý thuyết trò chơi có quyền lực”.

Mọi người vẫn đang rất hy vọng vào tình thế hiện nay. Ông Nalebuff nói rằng, một trong những đóng góp quan trọng của tiến sĩ Nash là thuyết allocentrism (tạm dịch: thuyết vị tha) yêu cầu các bên tham gia truy cập lợi ích các bên còn lại nhằm hiểu thêm vị thế mặc cả của họ. (điều này đối lập với thuyết vị kỷ - egocentrism). Để các chủ nợ biết có thể đẩy Hy Lạp đến đâu, họ cần phải hiểu về lợi ích và mục đích của chính phủ Hy Lạp. Và người Hy Lạp cần gì để bắt kịp những giải pháp hiệu quả cho Đức. Điều này rất cần sự ăn ý lẫn nhau, cho dù không được đảm bảo giải quyết bằng giải pháp tối ưu.

Tuần này, chính phủ Hy lạp đệ trình một bản kế hoạch mới, và chi tiết như thế nào thì vẫn được giữ kín, ông Varoufakis nói rằng: “Tất nhiên là chúng tôi đã cố gắng để hiểu họ muốn gì. Ở trong cuộc đàm phán này suốt hơn ba tháng trời giúp chúng tôi biết điều họ muốn. Chúng tôi chấp nhận mọi điều khoản cho dù khó nhằn đến đâu. Bản hòa ước cuối cùng mà Hy Lạp chấp thuận cho cải cách cấu trúc bao gồm vấn đề đang nóng hổi hiện nay là lương hưu và cải cách thuế, bù lại cho “một vài giao dịch hoán đổi nợ và ít thắt lưng buộc bụng”.

“Cực đoan là gì? Đó là cái gì đó kiểu như một luật sư phố Wall phải vượt qua ngày tháng vỡ nợ. Những ngày này, bất kỳ điều gì nhạy cảm mà bạn kiến nghị sẽ bị cho là cực đoan”, Varoufakis nói.

Hai bên vẫn có những cuộc đàm phán kéo dài và không hề có kết quả khả quan nào nổi lên. Ông Varoufakis cho rằng bên kia đang cố gắng để lừa Hy Lạp vào bẫy và đợi Hy Lạp quy hàng. "Có những phần tử có ý quy thuận và nói với các cử tri “Chúng tôi cảm thấy bẽ mặt với chính phủ Hy Lạp”. Có những phần tử mong muốn chúng ta thất bại và hy vọng chính quyền sẽ bị lật đổ. Điều này thật vớ vẩn. Đôi khi tôi ước phe họ có một nhà lý thuyết trò chơi lão luyện”.

Theo Thảo Trang

Cùng chuyên mục
XEM