Cái giá của biến đổi khí hậu khi các nhà khoa học chần chừ

05/03/2015 11:01 AM |

Các hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu càng chậm trễ dẫn tới chi phí hay thiệt hại càng cao.

Nội dung nổi bật:

- Một trở ngại đang đối mặt là các giải pháp hiểu quả nhất cho việc giảm thiểu biến đổi khí hậu vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra và đồng thuận để thực hiện.

- Thứ nhất, các hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu càng chậm trễ dẫn tới chi phí hay thiệt hại càng cao

- Thứ hai, đạt mục tiêu khí hậu phù hợp là vô cùng mong manh, điều này hầu như không thể thực hiện, dẫn tới chí phí gia tăng vì sự chậm trễ trong hoạt động giảm thiểu biến đổi khí hậu.


Biến đổi khí hậu nói chung và tác động của biến đổi khí hậu đến nền kinh tế hiện là vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới. Trong suốt thời gian qua, các nhà khoa học, các nhà kinh tế học, các nhà nghiên cứu chính sách và chính trị gia trên thế giới đã có nhiều thoả thuận và thống nhất rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra gây nên thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. Đồng thời các chính sách và hoạt động nhằm giảm thiểu lượng khí carbon là cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên trên thế giới hiện nay, một trở ngại đang đối mặt là các giải pháp hiểu quả nhất cho việc giảm thiểu biến đổi khí hậu vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra và đồng thuận để thực hiện.

Theo báo cáo nghiên cứu vừa được công bố của nhóm chuyên gia tư vấn kinh tế bao gồm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Jason Furman, Nhà kinh tế học Ron Shadbegian, Giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard Jim Stock đã chỉ ra rằng việc đạt đến một mục tiêu khí hậu phù hợp đòi hỏi sự đánh đổi lớn hơn, hoặc thậm chí sẽ không thể đạt được mục tiêu khí hậu phù hợp nếu các chính sách nhằm đạt được mục tiêu đó bị trì hoãn. Nghiên cứu này đã đưa ra hai kết luận chính:

Thứ nhất, các hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu càng chậm trễ dẫn tới chi phí hay thiệt hại càng cao. Theo kết luận của các chuyên gia tư vấn kinh tế, thời gian càng dài dẫn đến chi phí gây ra bởi biến đổi khí hậu càng cao hay chi phí chậm trễ như là một hàm số toán học của thời gian trễ.

Jason Furman và cộng sự của ông đã đưa ra ví dụ: Theo 14 kịch bản mô phỏng thuộc các nghiên cứu khác nhau, kết quả ước tính trung bình cho thấy trong 10 năm trì hoãn các hoạt động giảm thiểu biến đổi khí hậu dẫn đến chi phí thiệt hại trung bình là 39%. Hay trong 58 kịch bản mô phỏng khác nhau cho thấy sự trì hoãn hoạt động ngăn chặn biến đổi khí hậu liên tục mỗi năm dẫn tới thiệt hại khoảng 37% cho mỗi thập kỷ.

Hình 1: Chi phí giảm thiểu biến đổi khí hậu tăng lên theo sự chậm trễ về thời gian 

Nguồn: Hội đồng Cố vấn Kinh tế (Council of Economic Advisers) và voxeu.org

Thứ hai, việc đạt mục tiêu khí hậu phù hợp bằng việc xác định lượng khí Carbon mục tiêu là vô cùng mong manh và gần như không thể thực hiện, dẫn tới chí phí gia tăng vì sự chậm trễ trong hoạt động giảm thiểu biến đổi khí hậu. Các chuyên gia tư vấn kinh tế đã chỉ ra rằng để đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu tập trung thường có dự toán chi phí cao nhất. Nói cách khác, chi phí của sự chậm trễ là đặc biệt cao đối với các kịch bản có mục tiêu nghiêm ngặt nhất và thời gian chậm trễ dài nhất.

Hình 2: Chi phí giảm nhẹ bằng việc đặt ra nồng độ CO2 mục tiêu

Nguồn: voxeu.org

Biến đổi khí hậu với nguyên nhân chính là việc phát thải khí CO2 là vấn đề cấp bách cần được thực hiện các hành động giảm thiểu ngay lập tức. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu chính sách và đề ra mục tiêu phát thải khí CO2 thích hợp và các biện pháp khác để giảm thiểu biến đổi khí hậu cần được thực hiện song song với những giải pháp hiện có, nhằm giảm thiểu chi phí của nền kinh tế và phần nào giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu lên nền kinh tế thế giới.

Nhóm chuyên gia:

Jason Furman là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế. Trước khi đảm nhiệm vai trò  này ông từng là Trợ lý Chủ tịch Chính sách kinh tế và là Phó Giám đốc chính của Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Từ 2007-2008 Furman là một thành viên nghiên cứu kinh tế cao cấp và là Giám đốc Dự án Hamilton tại Viện Brookings.

Trước đó, ông từng là một chuyên gia kinh tế tại Hội đồng cố vấn kinh tế, dưới thời Tổng thống Clinton ông là trợ lý đặc biệt của Tổng thống về chính sách kinh tế tại Hội đồng Kinh tế Quốc gia, ông cũng từng là Cố vấn cao cấp cho kinh tế trưởng và Phó chủ tịch cao cấp của Ngân hàng Thế giới. Furman là Giám đốc Chính sách kinh tế cho Obama cho Mỹ.

Ron Shadbegian là Nhà kinh tế học tại Bộ môn Phát triển Phương Pháp và Định giá Lợi ích, thuộc Trung tâm Kinh tế Môi trường.

Jim Stock là Giáo sư Harold Hitchings Burbank Kinh tế Chính trị, Khoa học và Nghệ thuật và là giảng viên tại Trường Harvard Kennedy. Ông đã nhận được bằng Thạc sĩ Khoa học về thống kê và bằng Tiến sĩ Kinh tế của Đại học California, Berkeley.

Lĩnh vực nghiên cứu của ông là về dự báo kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, phương pháp kinh tế, và chính sách môi trường. Trước đây ông từng là Chủ tịch của Cục Kinh tế Harvard từ 2006-2009, đồng biên tập của Econometrica trong giai đoạn 2009-2012, và là thành viên của Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống từ 2013-2014.

>> Biện pháp đối phó nào cho ngành cà phê Việt Nam trước biến đổi khí hậu? (P2)

Phương Huỳnh

Phương Huỳnh

Cùng chuyên mục
XEM