Bảo hiểm cảm xúc: Vì sao nên đặt cược cho nhân vật mà bạn "ghét cay ghét đắng"?

07/03/2016 19:54 PM |

Giả sử người viết bài này không muốn Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ nhưng đặt cược rằng tình huống tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Nếu Trump không thắng, sự vui mừng sẽ làm việc mất tiền nhẹ gánh phần nào. Còn nếu Trump thắng, người viết bài sẽ có thêm tiền để bù đắp sự tổn hại về cảm xúc.

Tôi còn nhớ năm 2010, người người đổ xô đến sân Mỹ Đình, cờ đỏ tung bay rợp trời vì ai cũng nghĩ đội tuyển Việt Nam chắc chắn vô địch AFF Cup lần nữa.

Trong một phút cao hứng, tôi bỗng buột miệng nói “nhỡ thua thì sao”, thế là bị mắng. Và sự thật là đội tuyển đã thua. Đó là điều có thể xảy ra, nhưng chẳng ai nghĩ đến. Giờ thì hãy xem lại câu chuyện bằng góc nhìn tài chính.

Trong thể thao, ai cũng muốn đội tuyển của mình thắng. Nhưng “biết đâu bất ngờ” đội lại thua thì sao? Người ta vẫn phải mua bảo hiểm nhà ở, để nếu có cháy (dù khả năng xảy ra chỉ có 1%) thì chủ nhân ngôi nhà vẫn có đủ tiền để xây lại phòng. Đó là lý do người ta cần đến bảo hiểm.

Trước những quyết định chính trị quan trọng, như bầu cử Tổng thống Mỹ, bỏ phiếu quyết định để Scotland tách khỏi Liên hiệp Anh và Bắc Ailen hay bỏ phiếu để xem Anh có nên ra khỏi EU hay không, người ta cần phải có “bảo hiểm cảm xúc”.

Giả sử người viết bài này không muốn Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ nhưng đặt cược rằng tình huống tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Nếu Trump không thắng, sự vui mừng sẽ làm việc mất tiền nhẹ gánh phần nào. Còn nếu Trump thắng, người viết bài sẽ có thêm tiền để bù đắp sự tổn hại về cảm xúc.

Đây cũng là nguyên lý quan trọng nhất chi phối thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hành vi thế này. Không phải ai cũng sẵn sàng trả tiền để tránh thiệt hại.

Theo ông Carey Morewedge (Đại học Boston, Mỹ), người ta không dám cá cược điều mình không muốn sẽ xảy ra, dù nó có lợi đi nữa. Người ta không muốn "phản bội" đội bóng yêu thích của mình, dù làm như vậy sẽ là có lợi về mặt tài chính.

Một lý do khác là khi người ta mong điều gì sẽ xảy ra, họ sẽ đánh giá quá cao khả năng xảy ra trường hợp đó. Quá tin vào khả năng này khiến người ta nghĩ rằng đặt vào cửa này sẽ là một cơ hội tài chính tuyệt vời trong khi mua bảo hiểm chống lại nó là một sự xa xỉ và lãng phí.

Có vẻ mọi người đều chưa quen với việc đổi cảm xúc lấy tiền. Và, các chính trị gia rất biết ơn vì điều này điều này. Nếu thị trường đầy rẫy những người đặt nhiều cảm xúc vào các phi vụ đầu tư, thị trường sẽ phản ánh nỗi sợ hãi, thay vì phản ánh xu hướng ủng hộ việc gì đó xảy ra.

Ở Mỹ, chính phủ chỉ cho phép đặt cược với giới hạn là 850 USD/hợp đồng đối với các vụ đặt cược về chính trị. Đây là tin tốt đối với những người Mỹ muốn tự bảo hiểm trước khả năng Trump trở thành Tổng thống, nhưng sẽ là tin xấu đối với những người cần tới những 850 USD để xoa dịu lòng mình trước viễn cảnh Trump đắc cử.

Theo Kim Sơn

Cùng chuyên mục
XEM