Ai đang là đối thủ của Việt Nam?

30/09/2015 13:56 PM |

Câu hỏi này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đặt ra tại phiên thảo luận của Diễn đàn đầu tư toàn cầu diễn ra sáng nay (ngày 30/9/2015) tại Hà Nội.

Và theo Bộ trưởng Vinh, để đánh giá về đối thủ của Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là đúng nhất trong khi phía Việt Nam mong muốn các nước trong ASEAN đều phát triển, tạo thành một cộng đồng phát triển, lớn mạnh.

Tuy nhiên, ở góc độ chính sách, Bộ trưởng Vinh cho biết, Việt Nam cho rằng đối thủ thay đổi, hôm nay là Thái Lan, ngày mai có thể là Malaysia… nhưng điểm chính, Việt Nam phải vượt qua chính mình.

"Nếu tiếp tục duy trì môi trường đầu tư mà thủ tục rườm rà, minh bạch chưa cao Việt Nam sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh. Có thể hôm nay họ không phải đối thủ nhưng ngày mai sẽ là đối thủ, điều bức xúc nhất là Việt Nam phải tự vươn lên" - Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.

Bộ trưởng Vinh dẫn chứng về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mặc dù Việt Nam đã khởi xướng từ sớm nhưng doanh nghiệp trong nước không phát triển để làm ra các sản phẩm, linh kiện đầu vào nên các nhà đầu tư Nhật Bản đã rút sang các nước trong khu vực ASEAN trong khi đó, các doanh nghiệp như Trung Quốc và Thái Lan lại làm rất tốt.

"Thái Lan cạnh tranh là thị trường ô tô lớn nhưng thời gian gần đây mguồn dịch chuyển sang Indonesia, không phải Việt Nam - Ông Vinh nói.

Về trường hợp Samsung, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn đến từ Hàn Quốc, Bộ trưởng Vinh cho biết, Samsung muốn nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp hỗ trợ, yêu cầu nội địa hoá để giá thành thấp đi nhưng các doanh nghiệp Việt chưa làm được.

"Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh không có chuyện ưu tiên trước sau, tạo sức ép trong nước phải phát triển, cạnh tranh, buộc phải vươn lên, bị loại thải, có người chiến thắng".

Bộ trưởng Vinh cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp FDI cũng cần doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh để hợp tác và cùng làm, nếu Việt Nam không tự đổi mới, vươn lên sẽ có nhiều đối thủ trong đó có Lào, Campuchia, Myanmar.

Biến thách thức thành cơ hội

Dẫn chứng số liệu kinh tế 9 tháng đầu năm 2015, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định: Đến nay, môi trường vĩ mô ổn định, GDP mục tiêu năm nay là 6,2% thì 9 tháng tăng trường GDP Việt Nam đạt 6,5%, dự báo cả năm 215 đạt ít nhất 6,53%.

“Nếu không có gì đặc biệt, tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay chắc chắn vượt 6,53%. Có thể kết luận mục tiêu VN đặt ra hoàn toàn đạt được. Năm 2016, dự kiến mức tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt 6,7%” – Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.

Trong năm 2015 là năm VN phải hoàn thành nhiệm kỳ rất khó khăn nhưng thể hiện năng lực của Chính phủ đã ứng phó tốt với các vấn đề thế giới.

Ví dụ, các vấn đề Nga-Ukraina, nợ công châu Âu, hay vấn đề giá dầu từ cuối 2014 giảm rất mạnh. Dự toán thu ngân sách của năm nay được đề ra trên cơ sở giá dầu 100 USD/thùng, tuy nhiên đến nay giá bán ra chưa tới 50USD/thùng, đã có nhiều lo ngại về hụt thu ngân sách năm nay.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đảm bảo thu ngân sách bằng việc tăng cường các khoản thu nội địa đồng thời có các giải pháp ứng phó với giảm giá dầu.

Hoặc vừa qua, tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc giảm xuống 7%, đồng nhân dân tệ phá giá nhưng Việt Nam có giải pháp biến bất lợi thành có lợi.

“Đến giờ phút này có thể khẳng định thu ngân sách sẽ đảm bảo kế hoạch đề ra, tăng trưởng và xuất nhập khẩu không bị tác động tiêu cực quá nhiều, thậm chí có thể lợi dụng được vấn đề này, 2016 kinh tế Việt Nam có đủ nền tảng để phát triển tốt hơn” – Ông Vinh khẳng định.

Ngoài ra, mới đây Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 15 đối tác công ty PPP kêu gọi NĐT nước ngoài và NĐT tư nhân trong nước tham gia vào cơ cấu hạ tầng, chuyển đầu tư từ ngân sách nhà nước sang đầu tư tư nhân, mở rộng cho tư nhân tham gia, Nhà nước chỉ làm những gì tư nhân không làm được, hiệu quả họ quản lý tốt hơn, nên tư tưởng này đang được triển khai.

Theo Khánh Nhi - Nguyệt Quế

Cùng chuyên mục
XEM