Ai cũng lo cho Trung Quốc

25/08/2015 14:15 PM |

Các nhà đầu tư gần như không thể có bất kì một cách thức nào để đánh giá lại thị trường đang hỗn loạn như mớ bòng bong này. Trung Quốc giờ đây đang cho thế giới đầy đủ những lý do để bi quan về nền kinh tế này.

Đối với những nhà đầu tư vốn đã lo ngại về sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc thì những tin tức ảm đạm mới đây chỉ làm cho tình hình trở nên xấu hơn.

Một cuộc điều tra cho thấy ngành sản xuất tại Trung Quốc đang trải qua tháng ngày tồi tệ nhất của mình trong vòng 6 tháng kể từ khi toàn thế giới lao đao vì khủng hoảng tài chính. Góp phần gia tăng thêm nỗi sợ hãi cho các nhà đầu tư, chứng khoán Trung Quốc lao dốc thêm 4% khi chốt phiên giao dịch thảm hại nhất trong năm.

Đợt bán tháo cổ phiếu ồ ạt, điều mà từng khiến những thị trường mới nổi rơi vào tình trạng nước sôi lửa bỏng, giờ đây tiếp tục vươn sức ảnh hưởng sang những khu vực như châu Âu, Nhật Bản, Australia và khiến những thị trường này sụt điểm. Các nhà đầu tư gần như không thể có bất kì một cách thức nào để đánh giá lại thị trường đang hỗn loạn như mớ bòng bong này. Trung Quốc giờ đây đang cho thế giới đầy đủ những lý do để bi quan.

Không ai có thể phủ nhận rằng các nhà máy tại Trung Quốc đang vật lộn, ngành công nghiệp tăng 6% vào tháng 7 so với năm trước, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 2 con số vốn thường thấy trước đây ở đất nước này.

Các chuyên gia đánh giá tình hình sản xuất của Trung Quốc sẽ tiếp tục xấu đi, dựa trên thực tế ngành xuất khẩu giảm mạnh trong tháng 8. Viễn cảnh trở nên đáng lo ngại hơn khi Thiên Tân, nơi được coi là cảng biển tấp nập nhất vừa xảy ra một vụ nổ kinh hoàng với những hệ lụy là hàng loạt các nhà máy sản xuất phải đóng cửa, nhường chỗ cho những kế hoạch quân sự mới.

Hơn nữa, với việc sử dụng nguồn vốn để chi tiêu cho các tập đoàn nhà nước thay vì đầu tư cho những công ty tư nhân đã khiến các Trung Quốc lún sâu trong nợ xấu, trong khi các doanh nghiêp tư nhân bắt đầu giảm tải được gánh nặng từ vốn nợ.

Ở các ngành nghề khác, từ ngữ mô tả thậm chí chỉ có thể là "sợ hãi".

Trong 2 năm trở lại đây, nỗi lo lắng phần lớn đến từ thị trường bất động sản, nơi đóng vai trò là trái tim của nền kinh tế. Giá bất động sản trong thời gian gần đây tiếp tục giữ nguyên và có xu hướng tăng trở lại ở các thành phố lớn, khiến các chủ đầu tư không buôn bán được và tiếp tục bị ứ đọng vốn, việc xây dựng các công trình mới càng không thể được thực hiện.

Tuy nhiên, mối quan tâm lớn hơn của các nhà kinh tế lại là vấn đề khủng hoảng của thị trường bất động sản sẽ từng bước phá vỡ sự bình ổn tài chính của Trung Quốc. Chính vì vậy, chưa khi nào nền kinh tế này lại mong lĩnh vực bất động sản sớm hồi phục đến vậy.

Trung Quốc không chỉ là một quốc gia chuyên về công nghiệp nặng, trước sự lên xuống của thị trường, cơ cấu của nền kinh tế cũng dần thay đổi. Những ngành nghề dịch vụ của Trung Quốc đang dần thay thế các ngành sản xuất để chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế. Caixin – tờ báo tài chính uy tín của Trung Quốc cho biết tỷ lệ các nhân sự phụ trách mua hàng hóa đã giảm đáng kể, trong khi con số này ở các ngành dịch vụ lại tăng cao.

Những người buôn bán quặng sắt và than đá từ Brazil và Indonesia không mấy vui vẻ với tin tức này, đơn giản điều đó đồng nghĩa với nhu cầu thu mua nguyên liệu thô giảm đi. Tuy nhiên với Trung Quốc, đây là một tín hiệu đáng mừng đối với quốc gia vốn chỉ toàn các cao ốc chọc trời như thế này.

Quỳnh Anh

Cùng chuyên mục
XEM