80 - 90% hàng hoá trong siêu thị là hàng Việt Nam

03/07/2014 15:36 PM |

Ngày 3.7, Bộ công thương đã tiến hành tổng kết Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong 5 năm qua (2009 - 2014)

Qua Cuộc vận động, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) được nâng cao, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức tại các địa phương đã có chuyển biến tích cực. Năm 2011 cả nước có 22/63 địa phương, năm 2012 cả nước có 44/63 địa phương và năm 2013 có 55/63 địa phương tổ chức các sự kiện tuyên truyền đến NTD.

Trong công tác xúc tiến thương mại (XTTM) và mở rộng thị trường từ tháng 7.2009 - 5.2014, Bộ Công thương đã phê duyệt 618 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ của Nhà nước là 375,75 tỉ đồng.

Trong đó, có 356 đề án XTTM tập trung vào thị trường trong nước, miền núi, biên giới và hải đảo với tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ lên 167,78 tỉ đồng. Các đề án này chủ yếu là các hội chợ triển lãm thương mại cấp vùng và các hoạt động phân phối hàng Việt đến khu vực miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, tổ chức đua hàng Việt về nông thôn.

Trong 5 năm, các Sở Công thương tỉnh và thành phố tổ chức được gần 2000 đợt bán hàng về nông  thôn với hơn 53.000 lượt DN tham gia với hơn 48.000 gian hàng, thu hút hơn 3 triệu lượt người dân địa phương, doanh thu mang lại là hơn 34,47 nghìn tỉ đồng. Trong thời gian này, sở công thương các tỉnh đã tổ chức 1.875 hội chợ triển lãm thu hút 85.650 lượt DN tham gia, doanh thu bán hàng 20.546 tỉ đồng.

Theo bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Trong nước Bộ Công Thương: “Đến thời điểm giữa năm 2014, Cuộc vận động triển khai đã có kết quả tích cực, tạo điền đề để triển khai những năm tiếp theo.

Một xu hướng đáng mừng là NTD ngày càng đánh giá cao hàng VN. Tại nhiều địa phương, các mặt hàng dệt may, da giày có tới 80% người ưa chuộng. Nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng.

Trong hội nghị sơ kết 3 năm đã có 71% NTD tin tưởng vào hàng VN chất lượng cao. Trong hệ thống siêu thị của một số DN trong nước, hàng hóa sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn từ 80 – 90%. Kết quả cuộc vận động đã giúp cả nước hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế”.

Tuy nhiên, còn một số khó khăn tồn tại được các địa biểu xác định như: Mặc dù vận động nhưng một số địa phương, ngành, bộ vẫn chưa thực sự vào cuộc dẫn đến kết quả triển khai chưa đạt hiệu quả cao, chưa thực sự đột phá.

Chưa kết nối được giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Nhiều DN còn thiếu kỹ năng chăm sóc khách hàng, bán hàng, XTTM, nguồn ngân sách nhà nước cho hoạt động XTTM còn ạn chế, vẫn còn một số DN lợi dụng khuyến mại để thực hiệ hành vi gian lận thương mại,...

>> Học gì từ thành công của hàng Thái?

Theo Thu Hà

anhnt

Cùng chuyên mục
XEM