Thị trường ô tô Việt Nam: Biến đổi như kính vạn hoa

06/06/2016 20:39 PM | Kinh doanh

Việc Ford Ranger tiếp tục chiếm vị trí dẫn đầu về doanh số cùng sự ồ ạt cập bến của hàng loạt các siêu xe, sự bứt phá của dòng xe thương mại và xe nhập khẩu trong tháng 4 đã tạo nên bức tranh thị trường ô tô Việt Nam đầy sắc màu như khung hình kính vạn hoa.

Mặc dù chỉ đạt độ tăng trưởng 4% với doanh số toàn thị trường chạm mốc 25.725 xe so với tháng 3/2016 nhưng kết quả kinh doanh của bốn tháng đầu năm 2016 vẫn tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh về một cơn sóng ngầm vốn tác động nhiều đến hướng mũi tên tăng trưởng hiện nay sau cột mốc ngày 1/7/2016 vẫn phảng phất trong nhịp đập của thị trường trong tháng 4 cũng như những tháng còn lại trong năm.

Dễ dàng nhận thấy sự lên ngôi của mẫu pick-up Ford Ranger trong tháng 4 có được nhờ một phần bởi sự tụt dốc của Vios khi mẫu xe đô thị của Toyota đang bị cạnh tranh khốc liệt trên thị phần kinh doanh taxi trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, con số 1.894 chiếc của dòng pick-up cũng còn khá khiêm tốn so với con số lên đến 6.340 xe của dòng sedan thì khó có thể cho rằng có sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng khi ngoài Ranger các mẫu xe bán tải của các thương hiệu khác đều có kết quả kinh doanh khá thấp so với các phân khúc khác.


Ford Ranger.

Ford Ranger.

Dù đã nỗ lực với nhiều thay đổi về trang bị và những mẫu thế hệ mới nhưng cả Hilux của Toyota, Colorado của Chevrolet, Triton của Mitsubishi hay D-Max của Isuzu vẫn chỉ lẹt đẹt không vượt nổi ngưỡng 200 chiếc một tháng.

Với sự ra mắt của GLA, phân khúc CUV cỡ nhỏ hạng sang tại Việt Nam hiện nay càng cạnh tranh khốc liệt BT-50 của Mazda vốn từng có lúc so kè ngang ngửa với Ford Ranger giờ cũng bị bỏ khá xa khi chỉ đạt 289 chiếc chỉ gần bằng 1/3 so với con số 1.202 xe của Ranger.

Sự nổi bật của mẫu pick-up Ford Ranger cũng tạo nên một phân khúc xe thương mại với hai dòng chủ đạo là xe buýt và xe tải đạt phong độổn định khi liên tục tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm 2016.

Chỉ tính riêng trong tháng 4/2016, xe thương mại của toàn thị trường đạt doanh số gần 10.000 chiếc với tỷ lệ tăng trưởng 5% so với tháng trước trong đó các doanh nghiệp thuộc VAMA bán được 1.314 xe buýt và 7.914 chiếc xe tải so với bốn tháng cùng kỳ năm trước thì doanh số của xe thương mại đạt mức tăng trưởng lên đến 46% với 31.688 xe đã được tiêu thụ rút ngắn khoảng cách khá tốt so với số lượng 47.529 chiếc của dòng xe du lịch.

Tác động khách quan từ những thay đổi về thuế suất cũng đã tạo nên nhiều thay đổi rõ nét về xu hướng sắm xe cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam trong tháng 4. Sự cạnh tranh về doanh số càng trở nên khốc liệt hơn khi có thêm sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới gia nhập vào thị trường.

Bị ảnh hưởng bởi việc chia sẻ thị phần, thương hiệu Toyota trong tháng 4 cũng đã giảm phần chiếm giữ doanh số khi đạt tỷ lệ nắm giữ dưới 20% trong khi thương hiệu Mỹ – Ford cũng sụt hạng khi chỉ đạt 10,6% thị phần đứng sau Kia và Mazda lần lượt chiếm 11,0% và 10,8% doanh số của VAMA trong tháng 4.

Kể từ ngày 1/7 - thời điểm chính thức áp dụng mức thuế mới, mẫu xe sang Rolls-Royce Ghost Series II sẽ có giá bán tăng từ 27 tỷ đồng lên 41 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có công bố chính thức nào về sự thay đổi giá bán cho mẫu xe sang này Như vậy, với sự nổi bật của ba thương hiệu xe du lịch và thành công vượt trội từ mảng xe thương mại, Thaco Group đã nâng tỷ lệ nắm giữ thị phần của mình lên con số 45,4% trong tháng 4 giúp đưa tổng thị phần chiếm giữ của tập đoàn này trong bốn tháng đầu năm 2016 đạt tỷ lệ 33,92% tăng 59% so với cùng kỳ năm 2015.

Mặc dù có vài sụt giảm trong tháng 4 so với tháng trước đó nhưng hầu hết các thương hiệu trên phân khúc xe du lịch đều đạt mức tăng trưởng tốt trong bốn tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, cao nhất vẫn là thương hiệu xe cao cấp Lexus với mức tăng 79% và Mazda với 69% trong khi Toyota chỉ đạt mức tăng 12% và Honda với 14%.

Bên cạnh các gam màu về doanh số của từng thương hiệu, bức tranh thị trường ô tô tháng 4 còn được điểm tô bởi sự giằng co giữa dòng xe nhập khẩu và lắp ráp nội địa cùng với dấu hiệu sa sút về nhu cầu đối với dòng xe số sàn.

Theo thống kê từ VAMA, trong khi doanh số xe lắp ráp nội địa giảm 2,5% trong tháng 4 thì lượng xe nhập khẩu tiếp tục tăng theo dự đoán với tỷ lệ 29% do ảnh hưởng từ luật thuế TTĐB mới sắp triển khai.

Tuy nhiên xét cả bốn tháng đầu năm thì lượng xe lắp ráp nội địa vẫn áp đảo xe nhập về cả doanh số lẫn mức tăng trưởng với con số lần lượt là 66.121 xe tăng 37% so với kết quả của dòng xe nhập khẩu chỉ đạt 19.293 xe với mức tăng 4% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 4 thị trường ô tô Việt Nam đã đón về gần 20.000 xe nhập khẩu từ các nước với số chi lên đến hơn 22 triệu USD tăng 16,4% so với tháng 4/2015 đưa tổng lượng ô tô nhập khẩu trong bốn tháng đầu năm lên gần 70.000 chiếc đạt tỷ lệ tăng trưởng lên đến 23,9% so với cùng kỳ năm trước.

Sự đột biến trong lượng xe nhập khẩu gây ấn tượng nhất trên phân khúc xe siêu sang khi chỉ trong tháng 4 đã có đến bảy siêu xe cập cảng Việt Nam gồm: Audi R8 V10 Plus 2016, hai chiếc McLaren 650S Spider, hai chiếc Ferrari 488 GTB, Aston Martin Vanquish 2015, Audi R8 V10 2016.

Sự lo lắng giá xe sẽ tăng cao sau ngày 1/7/2016 bao trùm lên thị trường xe sang nhập khẩu Việt Nam trong các tháng đầu năm thông qua sự hối hả nhập xe và mua xe của cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp kinh doanh.

Và trong bối cảnh đó, thông tin về khả năng nhiều mẫu xe của BMW Việt Nam sẽ được nhập về từ Malaysia bắt đầu từ năm 2018 có thể sẽ có giá cạnh tranh hơn khi không chịu thuế nhập khẩu cao như hiện nay được xem như là những nét màu sáng giảm bớt sự u ám cho thị trường xe nhập khẩu sang trong thời gian tới.

Một điểm đáng chú ý khác trên thông số từ bảng thống kê của VAMA là sự chênh lệch khá cao về doanh số giữa xe số sàn và xe số tự động trên nhiều mẫu xe thông dụng cũng cho thấy xu hướng tiêu dùng thay đổi của người Việt Nam hiện nay.

Điển hình như mẫu City của Honda, trong tháng 4 nếu doanh số cho mẫu AT đạt 289 xe thì với MT chỉ vỏn vẹn bán được một chiếc duy nhất, hay như Ford Ecosport AT thì bán được gần 400 chiếc trong khi mẫu MT chỉ bán được gần 40 chiếc, tức là chỉ bằng 1/10.

Tuy nhiên xe số sàn vẫn chiếm ưu thế trên những mẫu xe được lựa chọn kinh doanh các dịch vụ vận chuyển taxi như Toyota Vios, Altis, Innova, hay Hyundai i20… và một số ít những mẫu xe địa hình như SUV hay pick-up do có nhiều ưu điểm về cảm giác lái và giá cả khá phải chăng.

Thị trường ô tô Việt Nam đang bước vào những bước ngoặt mới cho sự tăng trưởng, những phát triển của thị trường xe thương mại cùng với những biến động trên phân khúc xe du lịch có thể sẽ là những tiền đề thúc đẩy tiến trình dần ổn định hóa sự tăng trưởng của toàn thị trường trong tương lai cùng với sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô.

Tháng 5 tiếp tục là một tháng có nhiều sôi động dành cho thị trường ôtô Việt Nam khi là tháng giao mùa đồng thời cũng là thời điểm cập cảng của một số lượng xe nhập khẩu được đặt hàng từ đầu năm. Sự cạnh tranh giữa dòng xe nhập khẩu và lắp ráp nội địa vẫn sẽ là gam màu chủ lực trên bức tranh của thị trường ô tô Việt Nam trong những tháng tiếp theo của năm 2016 khi giá cả vẫn là một yếu tố quyết định cho doanh số.

Cùng chuyên mục
XEM