Thị trường làm đẹp: Có "đại dương xanh" giữa lòng "đại dương đỏ"?

19/11/2019 16:30 PM | Xã hội

Kể cả khi buộc phải "nhảy vào" lòng "đại dương đỏ", vẫn có thể tìm thấy "đại dương xanh" trong những thị trường ngách cực hẹp nhưng lại rộng cửa thành công.

X Men - "Huyền thoại biển xanh"

Một trong những case study "huyền thoại" của giới marketing là thương hiệu X-Men, từng một mình khai phá "đại dương xanh" mênh mông về "dầu gội dành cho nam" trước "đại dương đỏ" với vô vàn các loại dầu gội dành cho nữ.

Sinh sau đẻ muộn, mãi năm 2011 X-Men mới ra đời nhưng chỉ sau 1 năm giới thiệu sản phẩm tới thị trường, X-Men đã trở thành thương hiệu số 1 về sản phẩm chăm sóc dành cho nam. Mặc dù là thương hiệu "thuần Việt" nhưng trong ấn tượng của rất nhiều người tiêu dùng thời điểm đó thì X-Men vẫn được xem như một thương hiệu quốc tế.

Sự tiên phong của X-Men chính là động lực để thời gian sau đó nhiều "đại dương xanh" thuộc nhiều lĩnh vực khác ra đời đặc biệt các sản phẩm dành cho nam cũng bắt đầu nở rộ.

Thị trường làm đẹp: Có đại dương xanh giữa lòng đại dương đỏ?  - Ảnh 1.

Trong khi thị trường đã bão hòa với sự bao phủ mọi mặt trận của các thương hiệu dầu gội nữ, X Men đã thành công ngoạn mục khi khai phá thị trường "dầu gội nam".

Nhìn lại thị trường những năm trở lại đây, số lượng thương hiệu "ngách" xuất hiện ngày càng nhiều, kể cả những lựa chọn "ngách" tưởng chừng "ngõ hẹp", ít người lọt tới. Nổi lên thời gian qua là chuỗi nhà hàng Mì Cay 7 cấp độ Sasin của diễn viên Quốc Trường trong bộ phim ăn khách "Về nhà đi con".

Chỉ đến khi khán giả cả nước "chết mê chết mệt" với anh chàng Vũ điển trai trong phim họ mới "phát hiện" ra chuỗi nhà hàng Sasin hút giới trẻ đến mức hàng trăm reviews dưới mỗi bài post lại chính do chàng diễn viên này sáng lập.

Mặc dù không hề biết ăn cay, cũng không phải đầu bếp giỏi, lại cạnh tranh đúng thị trường thức ăn nhanh với rất nhiều "ông lớn" đã "bành trướng" khắp thế giới và tràn vào Việt Nam từ rất lâu nhưng nhờ nhắm trúng thị trường ngách, hướng tới những thực khách ít tiền, nhất là đối tượng sinh viên, Quốc Trường mở liền hai ba cửa hàng trong khoảng cách chỉ 100m, xung quanh các trường Đại học.

Là quá sớm để đưa ra những kết luận về câu chuyện kinh doanh, tuy nhiên, ít nhất trong ma trận định vị thương hiệu của "đại dương đỏ" của ngành F&B, mì cay 7 cấp độ Sasin đã có "riêng một bản sắc" mặc dù thứ mì cay do chính "ông chủ" nhận định là chẳng giống phở cũng không phải mì.

Thị trường làm đẹp: Có đại dương xanh giữa lòng đại dương đỏ?  - Ảnh 2.

Mì cay 7 cấp độ Sasin đã có "riêng một bản sắc" trong biển đỏ F &B và nổi tiếng không kém gì ông chủ thương hiệu.

Cái tên tưởng chừng khá "lạ" - "thiên đường tráng miệng" chuỗi nhà hàng Cafe phong cách Nhật Bản Morico thực chất lại không phải là "người mới" trong thị trường kinh doanh thực phẩm. Tiền thân của thương hiệu mới mẻ này là đồng chủ sở hữu của hàng loạt thương hiệu kinh doanh đồ ăn thức uống có tiếng như Long Monaco, Mona café…

Nhưng phân khúc khách hàng quen thuộc của tập đoàn này đang là cao cấp, và cũng thật khó ngờ được hiệu ứng khi mà người tiêu dùng trẻ cảm nhận cách đi mới mẻ theo kiểu "được làm điều mình thích" của Morico, dũng cảm lựa chọn nhánh ngách dành cho đối tượng … trung cao cấp, mong muốn những sản phẩm thực sự chất lượng nhưng mức giá thì lại rất "đáng đồng tiền bát gạo".

Xứng với cái danh "thiên đường tráng miệng", Morico cũng là nhà hàng có công trong việc "nhập khẩu" và "biến tấu" đồ uống và văn hóa Nhật Bản.

Vốn là thứ trà chỉ dành cho người lớn tuổi Nhật Bản, nhưng Morico đã biến tấu để phù hợp với khẩu vị và thị hiếu của khách hàng tại Việt Nam, món trà xanh rang Houjicha "quốc dân" như được thổi làn gió mới khi hòa quyện cùng vị kem Ý gelato và gạo nếp Nhật shiratama, mang lại hương vị độc đáo hơn so với nguyên bản.

Mỗi món ăn tại Morico đều có những ý tưởng và câu chuyện riêng bên cạnh chất vị tươi ngon nhờ nguồn nguyên liệu liên tục được cập nhật từ Nhật Bản đã "mê hoặc" giới trẻ khiến mỗi "hội chợ ẩm thực" đều được nôn nao ngóng chờ.

Chọn những phân khúc đặc biệt để định vị sản phẩm như X-Men hoặc "thiên đường tráng miệng" Morico đều là cách đi thông minh. Đồng thời, việc đánh trúng đối tượng khách hàng phù hợp như Sasin, chăm chút cho từng chiến lược tiếp cận, tỉ mỉ tới từng chi tiết như Morico là những yếu tố dẫn tới thành công.

Thị trường làm đẹp: Có đại dương xanh giữa lòng đại dương đỏ?  - Ảnh 3.

Cũng là ẩm thực Nhật nhưng Morico đã biến tấu thành "đương đại Nhật" và khai phá ngách riêng "thiên đường tráng miệng" nên đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới trẻ.

Khác biệt của Genki Derma so với "đại dương đỏ" phòng khám thẩm mỹ

Ở Châu Âu giai đoạn này, các thương hiệu hoạt động theo chuỗi đã không còn là mốt thịnh hành, còn thị trường Việt Nam lại đang bùng nổ với sự xuất hiện của khá nhiều chuỗi thương hiệu.

Tân binh" Genki Dermatology (Genki Derma) không hẳn là hoà vào dòng chảy bùng nổ chuỗi đó, mà được thành lập dựa trên nền tảng kinh doanh và nằm trong hệ sinh thái kinh doanh của các công ty trước đó như Hoa Anh Đào, Sakura (đều thuộc lĩnh vực mỹ phẩm); nhưng xuất phát từ trăn trở trước thực trạng ô nhiễm môi trường nặng nề và thực tế đa số phụ nữ Việt Nam thiếu sự chuẩn bị về mặt thông tin, dẫn tới sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, nhiều khi ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và vẻ đẹp, nên nhà đồng sáng lập Genki đã lặn lội đi nhiều nước để học hỏi và mang mô hình chuỗi phòng khám Genki Derma về Việt Nam.

Thị trường làm đẹp càng lúc càng phát triển "nóng", trong "biển đỏ" thẩm mỹ nổi lên nhiều những cái tên đình đám, nở rộ các chuỗi trung tâm, cơ sở làm đẹp với đa dạng phân khúc. Tuy nhiên, do thiếu sự chuẩn bị về mặt thông tin cho dịch vụ và sản phẩm an toàn, nhiều khách hàng đi làm đẹp không những phải trả "giá đắt" mà còn để lại nhiều hệ lụy phải chữa trị cả thời gian dài sau đó.

"Hơn nữa, hầu như chưa có thương hiệu nào chú ý rằng không chỉ ở thành phố người phụ nữ mới có nhu cầu làm đẹp mà các khách hàng ở khu vực cận thành phố và ngay cả khu vực nông thôn cũng rất xứng đáng được phục vụ với sự tận tâm và chu đáo nhất" - Bà Trương Thị Nguyệt, nhà đồng sáng lập phòng khám Genki Derma, đem tinh thần phụng sự kiểu Nhật về Việt Nam tâm huyết nói.

Học tinh thần phụng sự của người Nhật

Người Nhật chia dịch vụ chăm sóc khách hàng ra làm 5 cấp bậc bao gồm Moral (Có đạo đức) – Manner (Cư xử lịch sự) – Service (Dịch vụ chuyên nghiệp) – Hospitality (Hiếu khách) – Omotenashi, trong đó Omotenashi chính là đỉnh cao.

Từ "Omotenashi" được ghép bởi hai chữ Omo và Nashi, nghĩa là không màng tới hình thức bên ngoài. Hiểu một cách đơn giản nhất thì Omotenashi xoay quanh hai khái niệm cơ bản là sự tận tâm và lòng hiếu khách, trong đó "chủ nhà" phục vụ khách hàng bằng sự chu đáo, chân thành, không giả tạo, không ngần ngại, không vụ lợi với niềm tin rằng chỉ có những hành động xuất phát từ trái tim mới đủ sức lay động khách hàng và làm họ cảm động.

Cũng bởi đó là những hành động tự nguyện và từ trái tim, nó không thể đo đếm được bằng bất cứ giá trị vật chất nào và người trao đi dịch vụ cũng không mong đợi bất cứ sự trả ơn hay tiền tips nào từ phía khách hàng.

Nói ngắn gọn thì giá trị Nhật, văn hóa Nhật, tinh thần Nhật theo triết lý Omotenashi không phải chỉ là phục vụ khách hàng bằng hình thức đạt chuẩn mà còn hơn thế, phải từ tận cái tâm sâu thẳm.

Nhà đồng sáng lập Genki Derma tổng kết: "Làm sao cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc khi đến với mình cả về tinh thần lẫn vật chất, phục vụ vượt hơn cả sự mong đợi của khách hàng và đồng thời cũng khiến cho cho nhân viên của mình được hạnh phúc thì đây là giá trị mà Genki Derma hướng tới".

"Định hướng ngay từ đầu là phải gắn liền với văn hóa Nhật, giá trị Nhật, Genki Derma vẫn đang nỗ lực để đạt được mục tiêu và định hướng đề ra" - Bà Trương Thị Nguyệt khiêm tốn nhận định ở giai đoạn hiện tại Genki vẫn chưa được "chuẩn Nhật" nhưng cũng có thể xếp vào hàng dịch vụ 5 sao.

Thị trường làm đẹp: Có đại dương xanh giữa lòng đại dương đỏ?  - Ảnh 4.

Hướng đi của Genki là tập trung hiệu quả điều trị và chú trọng tinh thần phục vụ theo đúng tinh thần phụng sự của người Nhật.

Nhưng nhà đồng sáng lập kỳ vọng Genki sẽ sớm đạt được cái đích phụng sự khách hàng, mang đến những trải nghiệm hơn cả mong đợi cho khách. Bà Nguyệt cũng tràn trề hy vọng có thể truyền cảm hứng về tinh thần Nhật, văn hoá Nhật đến với nhiều người Việt Nam hơn nữa.

Bởi đã dám nhảy vào lòng "đại dương đỏ" thì buộc phải tìm ra "đại dương xanh". Bà Nguyệt giải thích logo của phòng khám Genki có màu xanh tím bởi vì trong y khoa nó mang tính biểu tượng cho điều trị khoa học (clinical), những bông hoa thể hiện hình ảnh cách điệu của tế bào da người. Genki trong tiếng Nhật có nghĩa là khỏe và đẹp.

Với thiết kế không gian tối giản vừa tiện ích nhưng cũng rất hiện đại của phòng khám, Genki đưa ra định hướng không phải khách hàng đến đây để nghỉ ngơi thư giãn như các spa thông thường mà là quá trình điều trị một cách thực tế, hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ con người.

"Genki mong muốn mang lại những giá trị, những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và nhân viên của mình, đồng thời với việc vận hành tốt một doanh nghiệp, chúng tôi cũng mong muốn tạo thêm những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng Việt" - Bà Nguyệt nhấn mạnh.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM