Thị trường 4 tỷ USD này đang chờ nông dân Việt Nam khai thác

16/08/2017 14:28 PM | Kinh tế vĩ mô

Cây đường cỏ ngọt thuộc loài hoa hướng dương và đã được trồng ở Nam Mỹ hàng trăm năm qua. Chúng không thu hút được sự chú ý mấy cho đến năm 2008 khi hãng Cargill cho ra mắt sản phẩm chất làm ngọt chiết xuất từ cây này tại Mỹ.

Loại cây đường cỏ ngọt vốn không được người dân chú ý nhưng hiện chúng lại đang được rất nhiều doanh nghiệp thu mua trong vài năm trở lại đây. Do loại thảo dược này ngọt hơn 200 lần so với đường thông thường nên chúng được hàng loạt các hãng như Coca Cola hay Heinz thu mua, qua đó tạo nên thị trường 4 tỷ USD cho loại cây này.

Tại Việt Nam, cây cỏ ngọt được mang về đầu tiên vào năm 1988 thông qua viện cây giống cây trồng Việt Nam và đã được trồng thử nghiệm tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tại đây, cây cỏ ngọt được trồng và nhân giống và hình thành mô hình trồng cỏ ngọt đầu tiên ở nước ta. Sau đó, cây giống cỏ ngọt được nhân giống tại đây được chuyển đi trồng trên rất nhiều tỉnh thành như Bắc Giang, Hà Nam, Hòa Bình…

Từ cây đường cỏ ngọt, các nhà máy có thể tạo ra chất làm ngọt có lượng calorie bằng 0, qua đó thay thế đường cho hàng loạt các sản phẩm. Số liệu của Euromonitor International cho thấy lượng tiêu thụ với loài đường cỏ ngọt đã tăng 300% trong khoảng 2011-2016.

Mặc dù vẫn chiếm thị phần khá nhỏ trong ngành kinh doanh đồ ngọt nhưng nhưng công ty như Cargill Inc và ED & F Man Holdings đang đầu tư lớn cho loài cây này, bao gồm việc gieo trồng cũng như cải thiện hương vị của chất làm ngọt.

“Đây là một thị trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Chúng tôi thấy rất nhiều cơ hội đầu tư tại đây”, Giám đốc Jonathan Hugh của ED & F Man nói.

Thị trường 4 tỷ USD này đang chờ nông dân Việt nam khai thác - Ảnh 1.

Nhu cầu chất ngọt từ đường cỏ ngọt đã tăng 300% từ năm 2011 nhưng tốc độ đang chậm lại (tấn)

Trong ngành công nghiệp thực phẩm, tình trạng béo phì và tiểu đường đang khiến nhiệm vụ tìm ra chất tạo ngọt thay thay thế đường truyền thống với hàm lượng calo thấp mà không làm thay đổi mùi vị đã trở nên vô cùng cấp thiết.

Chính điều này đã dẫn đến những chất làm ngọt nhân tạo như aspartam, sucralose và xylitol. Dẫu vậy, nhiều người tiêu dùng cho biết họ gặp phản ứng phụ từ những hóa chất này cũng như lo lắng về sự an toàn của các phụ gia hóa học.

Trái ngược lại, chất làm ngọt chiết xuất từ đường cỏ ngọt có nguồn gốc tự nhiên với chỉ số calorie và glycemic bằng 0, có nghĩa là người bị bệnh tiểu đường cũng có thể tiêu thụ loại chất này.

Tiềm năng tăng trưởng

Cây đường cỏ ngọt thuộc loài hoa hướng dương và đã được trồng ở Nam Mỹ hàng trăm năm qua. Chúng không thu hút được sự chú ý mấy cho đến năm 2008 khi hãng Cargill cho ra mắt sản phẩm chất làm ngọt chiết xuất từ cây này tại Mỹ.

Kể từ đó, nhu cầu với loài đường cỏ ngọt bắt đầu tăng mạnh, nhất là khi Liên minh Châu Âu (EU), thị trường tiêu thụ đồ ngọt chủ chốt trên thế giới, chấp nhận loài cây này vào trong danh sách thực phẩm được cấp phép tiêu thụ.

Hiện nay, chất ngọt từ cây đường cỏ ngọt được ứng dụng trong các sản phẩm sốt salad trộn, kẹo cao su và thậm chí là cả khăn lau mặt cho trẻ sơ sinh.

Với điều kiện sinh tồn ở những vùng nắng ấm, các nhà máy, nông trường trồng loại cây này bắt đầu mọc lên ở hàng loạt các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ…

Báo cáo của Pure Circle cho thấy hơn 10.000 loại thực phẩm và đồ uống có sử dụng chất làm ngọt của cây đường cỏ ngọt đã được ra đời trong vòng 5 năm qua với hơn 70% số sản phẩm được chào bán trong vòng 3 năm trở lại đây.

Thị trường 4 tỷ USD này đang chờ nông dân Việt nam khai thác - Ảnh 2.

Chất ngọt từ đường cỏ ngọt còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng khi mới chỉ chiếm 1% thị phần

Trong khi đó, số liệu của Mintel cho thấy số sản phẩm mới sử dụng chất tạo ngọt từ đường cỏ ngọt đã tăng 300% trong vòng 4 năm tính đến năm 2016. Phần lớn chúng được dùng cho các loại đồ uống kèm các sản phẩm như nước sốt, đồ ăn vặt, bỏng ngô, kem đánh răng.

Tập đoàn kinh doanh thực phẩm lớn Nestle đã sử dụng chất làm ngọt của đường cỏ ngọt cho sản phẩm nước hoa quả ở Brazil, cà phê lon tại hàn Quốc và trà chanh đóng hộp.

Hàng sản xuất chocolate hạng sang Lindt & Spruengli cho biết sẽ ra mắt dòng sản phẩm mới với chất làm ngọt từ đường cỏ ngọt tại thị trường Mỹ vào mùa thu tới. Những hãng như Coca Cola hay pepsi cũng đang bắt đầu sử dụng chất làm ngọt thiên nhiên này vào các sản phẩm ít đường ít béo của họ.

Cuộc chiến mới trong ngành đồ ngọt

Bất chấp sự bùng nổ trên, hãng LMC International cho biết đường truyền thống vẫn chiếm khoảng 83% thị phần và chưa thể mất vị thế trong tương lai gần. Một phần nguyên nhân là do dù đã có nhiều tiến bộ nhưng chất làm ngọt từ đường có ngọt vẫn có chút vị đắng và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc nhà sản xuất sẽ phải trộn thêm đường truyền thống nếu muốn vị ngọt hoàn toàn.

Mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng của chất làm ngọt tự nhiên này đã bắt đầu giảm tốc kể từ năm 2012. Số liệu của Euromonitor cho thấy tốc độ tăng trưởng của chất làm ngọt từ đường cỏ ngọt năm 2016 chỉ đạt 2,1% lên 1.038 tấn.

Trước tình hình này, các nhà sản xuất đang cố gắng cải thiện hương vị cũng như tìm ra công thức mới cho đường cỏ ngọt.

Năm 2018, hãng Cargill sẽ cho ra mắt công thức mới của chất làm ngọt từ đường cỏ ngọt mà theo công ty có thể dễ dàng sản xuất với số lượng lớn cũng như không có vị đắng kèm theo.

Trong khi đó, ED & F Man cũng dự kiến cho ra mắt công thức mới của chất làm ngọt tự nhiên này trong năm nay mà theo hãng là “hầu như không thể phân biệt được” với đường truyền thống. Nhà sản xuất si rô hàng đầu thế giới Archer-Daniels-Midland cũng tuyên bố đang nghiên cứu một dòng sản phẩm mới sử dụng chất làm ngọt từ đường cỏ ngọt.

“Chúng ta đang có một cuộc chiến với gia vị đường trong vấn đề sức khỏe và loài đường cỏ ngọt đang có lợi thế nhất định về mảng này. Bởi vậy, tất cả các hãng kinh doanh đồ ngọt đang hướng đến xu thế mới này”, chuyên gia Sara Girardello của LMC International nói.

BT

Cùng chuyên mục
XEM