Thế kỷ 21 - quản lý tức là chết

19/10/2016 17:30 PM | Sống

Thiếu kỹ năng, thái độ tiêu cực, làm việc kém năng suất… có thật sự là vấn đề của nhân sự tại các công ty, tổ chức hiện nay? Và chúng ta có đang thực sự “quản lý” được con người?

Bài toán đào tạo, phát triển nhân sự để theo kịp với đà phát triển của khoa học kỹ thuật và đòi hỏi thực tế ngày càng bức thiết. Chuyên gia tư vấn nổi tiếng người Mỹ - Keith Rosen đã từng khẳng định: "Quản lý tức là chết", và cho rằng quản lý của thế kỷ 21 là phát triển con người chứ không phải là sắp xếp công việc.

Bạn chọn quản lý hay phát triển con người?

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2016 thì năng suất lao động Việt Nam thấp hơn Nhật 135 lần, thấp hơn Singapore 16 lần trong khi người Việt Nam được đánh giá là thông minh, chăm chỉ. Lương mỗi tháng bình quân của lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 người Singapore và thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Và một thực tế khác nghiệt ngã không kém đó là hầu hết các doanh nghiệp hiện vẫn luôn ở trong tình trạng “đói” nhân sự giỏi. Câu hỏi là: Có phải nhân sự Việt Nam năng lực kém hay họ đang không có cơ hội để được giỏi?

Bạn có thực sự quản lý được con người?
Bạn có thực sự quản lý được con người?

Trong quyển sách "Thói quen thứ 8" Stephen Covey đã nói rất ấn tượng rằng: chúng ta lãnh đạo con người và quản lý đồ vật bởi vì sự thật là chúng ta không thể quản lý con người được, chúng ta buộc một người ngồi ở ghế này nhưng đầu óc họ đang ở nơi khác thì liệu chúng ta được cái gì về hiệu quả? Quản lý truyền thống không tạo ra được những nhân viên giỏi mà chỉ tạo ra những người biết việc và làm được việc.

Vậy các nhà quản lý hiện nay đang quản lý điều gì? Các nhà quản lý ngày nay đang quản lý các quy trình, dự án, số liệu, sự cố hoặc thông tin, họ đang quản lý báo cáo P&L, đang quản lý các hoạt động và báo cáo bán hàng.

Nếu bạn không có một kế hoạch cụ thể để phát triển nhân viên của mình thì chính xác là bạn chỉ đang chăm chăm quản lý những quy trình hành chính và con số mà thôi. Để rồi với cách quản lý cũ xưa ấy, khi đi xuống tận nhân viên mình bạn sẽ ngỡ ngàng rằng bạn đang quản lý những người trung bình hoặc thậm chí là kém năng lực làm việc.

Nếu nhân viên làm việc của nhân viên và sếp làm việc của sếp thì sếp sẽ không có được vinh dự để làm công việc cao quý của mình đó là phát triển nhân viên. Khi ấy thì sếp chỉ là một cái máy đếm tiền và đánh giá nhân viên dựa trên số tiền đếm được.

Liệu bao lâu nữa sẽ còn có tiền cho sếp tiếp tục đếm! Ông Keith Rosen chia sẻ: "Để đạt hiệu quả trực tiếp và rõ ràng về lợi nhuận thì không có điều gì quan trọng hơn mà một nhà quản lý nên làm là đầu tư thời gian mỗi ngày để coaching nhân viên của mình". Suy cho cùng thì câu nói đó có lý vì chính con người với kỹ năng tốt sẽ làm ra lợi nhuận cho công ty. Phát triển nhân viên là công việc bắt buộc của người quản lý và công cụ hữu hiệu để làm điều này là coaching và training.

Bạn chọn nhân viên loại B hay B+?

Không ai mới bước vào công ty thì đã là sao sáng được, họ cần thời gian để học tập và phát triển. Một nghiên cứu nổi tiếng của Center for Creative Leadership Hoa Kỳ về phát triển con người đã cho thấy rằng có 3 yếu tố quan trọng góp phần vào sự lớn lên của nhân viên là: được thực hành công việc của mình, được coaching và được training với tỷ trọng theo thứ tự là 70:20:10.

Theo đó, chỉ cần cho nhân viên thực hành qua công việc hàng ngày thì đã tạo ra được 70% sự phát triển nghề nghiệp, nếu có coaching thì thêm được 20% nữa và các khoá training chỉ đóng góp 10% cho sự trưởng thành của nhân viên. Chúng ta nên hiểu các tỷ lệ 70:20:10 này như thế nào để phát triển nhân viên?

Con số 70 xem ra rất lớn và tất nhiên không thể thiếu để nhân viên phát triển. Nếu không bắt tay vào làm công việc thì một người sẽ không bao giờ trưởng thành được. Tuy vậy nếu chỉ có 70% thì bạn chỉ có nhân viên loại B mà thôi. Nếu họ đang hàng ngày làm công việc của mình và được định kỳ đi học các khoá training chuyên môn thì nhân viên của bạn có thêm 10% và được gọi là nhân viên loại B+.

Bạn có hài lòng khi chỉ có nhân viên loại B hay không? Hay bạn luôn muốn mình có một đội ngũ chỉ toàn sao sáng hạng A? Để vượt qua số 80% phải cần đến sự góp sức của yếu tố coaching, nhân viên cần bạn đảm nhiệm vai trò coaching để giúp họ trở thành những sao sáng trong tổ chức.

Thật thú vị với 3 con số 70:20:10. Tất nhiên không ai muốn bỏ sót số nào. Nhưng đa phần mọi người đều chọn 70 trước. Nó cũng giống như quan điểm của một số người là "cứ đẩy xuống nước rồi nó sẽ tự biết cách bơi". Tuy nhiên có người cẩn thận hơn, họ đào tạo trước khi đưa nhân viên "ra trận" tức lấy số 10 trước rồi tiếp đến là số 70.

Bằng cách này thì nhân viên tự tin hơn và nhanh tiến bộ hơn nhờ có kiến thức cơ bản để làm việc. Nhưng dù theo cách nào mà thiếu con số 20 của coaching thì bạn vẫn mãi chỉ có nhân viên loại B. Do đó đừng bao giờ quên coaching để phát triển hết tiềm năng của nhân viên mình.

Bob Narkelli - CEO của Home Depot nói rằng: "Tôi tin tưởng tuyệt đối rằng con người trừ phi được coaching sẽ không bao giờ đạt đến tiềm năng tối đa của mình cả". Tôi cũng tin chắc rằng số 20 không quá nhiều trong tổng số 100 nhưng rõ ràng nếu thiếu nó thì nhân viên của bạn sẽ không thể trọn vẹn được, bạn chỉ có toàn nhân viên loại B. Bạn chọn nhân viên loại B hay loại A đó là quyết định của bạn. Riêng tôi, tôi vẫn thích nhân viên loại A!

Ông Nguyễn Văn Hữu là một trainer, coach chuyên nghiệp, có hơn 20 kinh nghiệm về bán hàng, marketing, quản lý, đào tạo, huấn luyện và lãnh đạo cho các công ty đa quốc gia như Roche, Johnson & Johnson và Alcon Pharmaceuticals (Novartis). Hiện tại ông đang là Trainer & Coach của Alcon Pharmaceuticalskhu vực châu Á.

Vào lúc 18 giờ ngày 21/10/2016, Adam Khoo Education sẽ tổ chức Hội thảo Coaching - Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Suất Nhân Viên dành cho những nhà quản lý để phát huy năng lực và hiệu suất của đội nhóm. Liên hệ 0936 718 234 / 0902 68 78 68, hoặc xem thêm tại đây để biết thông tin chi tiết.

A.D

Cùng chuyên mục
XEM