Thế hệ trẻ ngày càng nhiều người 15 tuổi mà trông như 30 và đây là lý do

04/04/2019 16:50 PM | Sống

Con người hiện đại lớn sớm hơn nhưng già chậm lại. Chuyện gì đang xảy ra và điều đó có ý nghĩa gì?

Có lẽ nhiều người cũng nhận ra rằng thế hệ trẻ ngày nay đang trưởng thanh sớm hơn về mặt hình thể. Có những đứa trẻ mới chỉ 10 tuổi mà đã có đường nét của tuổi dậy thì. Và đặc biệt, rất nhiều người ở tuổi trung niên nhưng trông lại hết sức trẻ trung.

Hay nói cách khác, con người đang ngày càng "lớn sớm" và "trẻ lâu". Tại sao lại có chuyện này xảy ra? Hãy cùng tìm hiểu tại sao.

Thế hệ trẻ đang "lớn" nhanh hơn, còn người lớn thì "già chậm"

Thế hệ trẻ ngày càng nhiều người 15 tuổi mà trông như 30 và đây là lý do - Ảnh 1.

Marilyn Monroe (trái) minh tinh màn bạc thế kỷ 20 và diễn viên nữ nổi tiếng thời hiện đạiJennifer Lawrence


Có một thực tế là con người ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với ông cha ta ngày trước. Trong vòng 150 năm qua, chiều cao trung bình của nhân loại hiện tại đã tăng ít nhất là 9cm. Và hiện tại, đất nước có chiều cao trung bình cao nhất là Hà Lan: nam giới ở đây cao 1,83m, trong khi phụ nữ cũng lên tới 1,7m.

Tuổi dậy thì cũng đang đến sớm hơn. Theo một thống kê từ ĐH Duke (Mỹ) thì vào thập niên 1860, con gái dậy thì vào khoảng 16 tuổi rưỡi, trong khi ngày nay tuổi dậy thì đến từ năm 10 tuổi. Ở con trai cũng sớm hơn, nhưng thường sau con gái 1 năm.

Ngày nay, cơ thể phát triển hết cỡ vào năm 16 tuổi ở con gái, và 18 tuổi ở con trai. Trong khi đó vào 150 năm trước, đó là 20 và 22 tuổi.

Thế hệ trẻ ngày càng nhiều người 15 tuổi mà trông như 30 và đây là lý do - Ảnh 2.

Nhưng sự thay đổi không chỉ dừng lại ở trẻ em, mà cả người trưởng thành nữa. Chúng ta đang già "lâu" hơn tổ tiên rất nhiều. Theo nghiên cứu được công bố trên The Lancet Public Health, hiện tại một người ngoài 65 tuổi mới được xem là già. Tuy nhiên, con số này còn thay đổi theo từng quốc gia - như tại Nhật phải ngoài 76, trong khi ở Papua New Guinea thì 45 tuổi đã là già.

Dậy thì sớm cũng khiến cho độ tuổi sinh sản kéo dài hơn. Hiện tại, giai đoạn mãn kinh của phụ nữ rơi vào khoảng 50 tuổi. Dù chưa có nghiên cứu chứng minh tuổi mãn kinh sẽ đến muộn, nhưng nhiều nhà khoa học đang tin vào xu hướng này và tiếp tục tìm hiểu.

Phải chăng là sự tác động của công nghệ?

Thế hệ trẻ ngày càng nhiều người 15 tuổi mà trông như 30 và đây là lý do - Ảnh 3.

Mọi sự thay đổi đều có lý do, chỉ là giới khoa học chưa biết nguyên nhân chính xác là gì. Tuy nhiên, họ cũng đặt ra được vài giả thuyết, trong đó phổ biến nhất có lẽ chính là sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.

Những thay đổi gây ảnh hưởng nhiều nhất:

- Thời lượng tiếp xúc với ánh sáng do sự phát triển của đèn điện.

- Nhiệt độ trong nhà ngày càng ấm hơn, mùa đông vì thế bớt khắc nghiệt.

- Các loại thuốc phát triển vượt bậc.

Y học, khoa học, công nghệ... tất cả đã giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Nhờ thế chúng ta có thể dành toàn bộ năng lượng cho sự phát triển, thay vì cố gắng chống chọi với môi trường khắc nghiệt. Và có thể, chúng đã giúp con người tiến hóa.

Dù vậy, một số nhà khoa học đưa ra ý kiến phản bác, rằng các nguyên nhân này không thể gây ra sự thay đổi quá nhanh như thế. Họ đặt ra một giả thuyết khác, đó là sự tác động của EDC (endocrine disruptors influence - tác nhân thay đổi nội tiết tố).

Trên thực tế, nhiều vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày có chứa hóa chất, và một số nhà khoa học cho rằng chúng là các EDC có rủi ro tác động được đến hormone, gây ra hiện tượng dậy thì sớm ở thanh thiếu niên. Dù vậy, giả thuyết này vẫn chưa nhận được nhiều ủng hộ.

Thế hệ trẻ ngày càng nhiều người 15 tuổi mà trông như 30 và đây là lý do - Ảnh 5.

Một giả thuyết khác cũng rất phổ biến là về dinh dưỡng. Con người ngày nay được ăn thực phẩm chất lượng hơn, bổ sung đủ các vitamin.

Trong đó, các vitamin B6, B12 và acid folic có thể giúp con người tăng trưởng mạnh hơn về hình thể.

Ngoài ra, điều quan trọng là lượng thực phẩm chúng ta nạp vào người ngày nay cũng nhiều hơn. Như theo thống kê trên ISRN Public Health năm 2014, một người trung bình sẽ tiêu thụ khoảng 43kg thịt/năm.

Và thậm chí ở một số quốc gia như Nga, người bình thường có thể tiêu thụ trung bình tới 73kg. Nhưng giữa thế kỷ 20, con số chỉ rơi vào khoảng 22kg.

"Già chậm" cũng tốt, nhưng "lớn nhanh" thì không!

Xét trên góc độ tiến hóa, việc con người hiện nay lớn nhanh và già chậm đi là điều phù hợp. Tuy nhiên, hệ quả của nó về mặt xã hội thì có một vài điểm không ổn.

Chẳng hạn, một bé gái 11 tuổi, có cơ thể gần như hoàn toàn trưởng thành, mọi chuyện sẽ như thế nào khi tâm hồn vẫn chỉ ở mức non trẻ? Đó là khi cô bé gặp phải nhiều vấn đề về tâm lý và hành vi mà chính bản thân không thể hiểu và giải quyết được, kèm theo những rủi ro nhất định.

Thế hệ trẻ ngày càng nhiều người 15 tuổi mà trông như 30 và đây là lý do - Ảnh 6.

Hơn nữa, thực tế thì thế hệ trẻ ngày nay trưởng thành sớm về thể chất, nhưng về tâm lý thì chậm hơn tổ tiên rất nhiều. Nguyên nhân cũng dễ hiểu: cuộc sống thời xưa thực sự vất vả hơn, nên buộc con người phải trưởng thành nhanh hơn.

Điều này đã được khoa học chứng minh hẳn hoi. Như hồi đầu tháng 3, các chuyên gia tại Anh Quốc đã đưa ra một lý thuyết rằng con người đến 30 tuổi mới thực sự trưởng thành . Trước thời điểm này, não bộ vẫn đang trong quá trình phát triển, và các yếu tố bên ngoài như công việc, tình yêu... sẽ góp phần hình thành nên chính con người chúng ta.

Tham khảo: BS, Vt.co, BBC, ISSR...


Theo J.D

Cùng chuyên mục
XEM