Thanh toán di động đang được triển khai ở Việt Nam như thế nào?

16/11/2017 11:05 AM | Doanh nghiệp công nghệ

Thanh toán di động đang mở ra một cuộc cách mạng toàn cầu về giao dịch thương mại. Các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới và mạng lưới các công ty fintech (các công ty chuyên về công nghệ dành cho ngành tài chính) đều chạy đua đầu tư công nghệ và phát triển ví điện tử và thanh toán di động.

Cả thế giới đang thanh toán qua di động

Theo Báo cáo về xu hướng thanh toán do Tập đoàn Tài chính JP Morgan Chase phát hành trong năm 2017, khẳng định ví điện tử và thanh toán di động sẽ là bước phát triển tất yếu của thế giới.

Thanh toán di động đang mở ra một cuộc cách mạng toàn cầu về giao dịch thương mại. Các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới và mạng lưới các công ty fintech (các công ty chuyên về công nghệ dành cho ngành tài chính) đều chạy đua đầu tư công nghệ và phát triển ví điện tử và thanh toán di động.

Thanh toán di động đang trở nên cực kỳ phổ biến và thịnh hành tại nhiều quốc gia trên thế giới. Forrester Research Inc. ước tính rằng thanh toán di động sẽ vượt mức 142 tỷ USD vào năm 2019, trong đó có vô số cơ hội cho nền tảng thanh toán di động.

Dự kiến, tổng giá trị thanh toán qua hình thức ứng dụng di động (mCommerce) sẽ đạt mức 194 tỉ USD năm 2017 và 319 tỉ đô vào năm 2020.

Số lượng người dùng hình thức thanh toán di động ước tính là 1,476 triệu người năm 2017 và sẽ tăng 47% vào năm 2019, trong đó khu vực Châu Á và châu Úc chiếm đa số. (Nguồn: Javelin, EY)

Hàn Quốc bắt đầu áp dụng thanh toán di động từ tháng 9 năm 2014 khi Kakao Corp - cha đẻ của ứng dụng nhắn tin nổi tiếng KakaoTalk, cho ra mắt công cụ Kakao Pay. Sau đó 1 năm, Samsung cũng chính thức tham gia cuộc chơi với Samsung Pay và nhanh chóng dẫn đầu.

Việt Nam và những tiềm năng

Việt Nam tuy vẫn còn nhiều rào cản đối với mục tiêu thanh toán không tiền mặt, nhưng Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội để công nghệ thanh toán qua thiết bị di động phát triển mạnh mẽ khi thị trường bán lẻ đang tăng trưởng ấn tượng, thẻ ngân hàng và smartphone ngày càng trở nên phổ biến hơn. Cụ thể:

Thị trường bán lẻ: Việt Nam nằm trong top 3 điểm đến của các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường bán lẻ tại châu Á. Năm 2016, thị trường bán lẻ Việt Nam đạt trị giá trên 118 tỷ USD với mức tăng trưởng 10%.

Thẻ ngân hàng: tính đến hết quý 2.2017, tại Việt Nam có tổng cộng hơn 110 triệu thẻ ngân hàng đã được phát hành. Đây là một con số khá ấn tượng và theo dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến là 150 triệu thẻ trong năm 2018, chủ yếu tập trung ở người tiêu dùng trẻ tuổi.

Thị trường di động: nếu năm 2013, chỉ 20% dân số dùng smartphone thì tỷ lệ này đến năm 2016 là 72%. Tính đến hết tháng 6.2017, Việt Nam có khoảng 48 triệu thuê bao di động băng rộng gồm cả 3G và 4G.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển có dân số đông và trẻ, trong đó hơn 50% thuộc độ tuổi lao động với thu nhập đầu người ở mức trung bình. Trong số đó, hiện chỉ có gần 40% dân số tiếp cận các dịch vụ tài chính và phần lớn là người dân thành thị. Mỗi người dân thành thị đang cùng lúc sở hữu nhiều thẻ ngân hàng nên số lượng thẻ ở thành thị chiếm tỷ lệ rất cao so với khu vực nông thôn.

Ở góc độ vĩ mô, theo nghiên cứu của McKinsey Global Institute, việc tích hợp kỹ thuật số vào hệ thống tài chính có thể tăng 6%, hoặc 3.700 tỉ USD vào nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025. Việt Nam là 1 trong 25 quốc gia mà World Bank ưu tiên trong nỗ lực giúp nhiều người tiếp cận đến hệ thống tài chính chính thức, bao gồm các dịch vụ tiết kiệm, thanh toán, tín dụng và bảo hiểm.

Một điểm tích cực là người Việt thể hiện thái độ cởi mở với các phương thức thanh toán mới, theo báo cáo của tổ chức Visa mới đây. Cụ thể, có 9 trên 10 người tiêu dùng sẵn sàng thử các phương thức thanh toán mới, với 88% nói rằng họ rất có thể sẽ sử dụng smartphone để thanh toán, 83% người tiêu dùng Việt cho biết họ sẽ chọn thanh toán không tiếp xúc (nếu có) thay cho tiền mặt. Theo đó, điện thoại thông minh sẽ là công cụ hỗ trợ tích cực người dùng Việt Nam tiếp cận các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt.

Thanh toán di động được triển khai thế nào?

Về xây dựng cơ sở hạ tầng, nửa cuối năm 2016, Samsung đã phối hợp cùng với Napas xây dựng và phát triển hệ thống số hóa thẻ (tokenization) dựa trên tiêu chuẩn và kinh nghiệm triển khai của Samsung ở nhiều nước khác.

Sau 6 tháng phát triển, Napas đã hoàn thiện hệ thống vào tháng 12/2016, đánh dấu một bước quan trọng hoàn thiện hạ tầng để triển khai với những Ngân hàng phát hành thẻ đầu tiên tham gia kết nối hệ thống với Samsung Pay đầu năm 2017.

Về khung pháp lý Việt Nam và chính sách nhà nước cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động dịch vụ Samsung Pay. Bên cạnh đó, đây là công nghệ mới xuất hiện trên thế giới vài năm trở lại đây và lần đầu tiên được đưa về Việt Nam, do đó, mặc dù Việt Nam chưa có những quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết nhưng các doanh nghiệp không bị lúng túng trong quá trình triển khai dịch vụ cũng như tuân thủ các quy định pháp lý và quản lý nhà nước về cung cấp dịch vụ.

Về xây dựng hệ sinh thái nhằm thúc đẩy việc phá triển và triển khai dịch vụ Samsung Pay, sau khi Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) phát triển xong hệ thống số hóa thẻ (tokenization) cuối năm 2016, hạ tầng chuyển mạch thanh toán di động cho Samsung Pay đã được hoàn thiện. Nửa đầu năm 2017, Samsung cùng với Napas đã triển khai kết nối với những Ngân hàng phát hành thẻ đầu tiên để cung ứng dịch vụ Samsung Pay giai đoạn 1.

Cho đến nay, có thể nói Samsung Pay là phương thức thanh toán di động có tỉ lệ chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới do Samsung Pay cho phép thanh toán trên cả 2 loại máy quẹt thẻ NFC và MST, và đặc biệt phù hợp với hạ tầng thanh toán thẻ ở Việt Nam với 98% máy quẹt thẻ sử dụng công nghệ từ tính MST, do đó, không đòi hỏi các đơn vị chấp nhận thẻ phải thay đổi thiết bị đọc thẻ hay phải trang bị thêm bất cứ phương tiện hay công cụ gì. Samsung Pay hiện là công nghệ duy nhất trên thế giới làm được điều này, so với các phương thức thanh toán di động khác chỉ cho phép thanh toán trên đầu đọc thẻ NFC hoặc sử dụng QR code (yêu cầu nhà bán lẻ phải đăng ký QR code).

Hệ sinh thái mang lại giá trị cho người tiêu dùng, giảm thiểu lưu thông tiền mặt

Để giải pháp thanh toán di động mới vận hành hiệu quả cần có sự hợp tác chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng của một hệ sinh thái mở rộng bao gồm các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán, các công ty Fintech và các điểm bán lẻ nhằm mang lại sự linh hoạt, dễ dàng và nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng trong khi vẫn đảm bảo tính an toàn trong thanh toán. Samsung Pay của Samsung hợp nhất với các dịch vụ thẻ ATM/ thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng của nhà khai thác địa phương (ngân hàng quốc tế và ngân hàng nội địa).

Trong phạm vi toàn cầu và khu vực, Samsung Pay luôn liên tục cung cấp dịch vụ tốt hơn cho người dùng bằng việc mở rộng các dịch vụ thanh toán, không chỉ dừng lại ở thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.

Các dịch vụ mở rộng bao gồm thẻ quà tặng, tính năng khách hàng thân thiết đã được thêm vào với hơn 110 cửa hàng tham gia chương trình Thẻ quà tặng của Samsung Pay và hơn 140 nhà bán lẻ tham gia chương trình thẻ thành viên và thẻ tín dụng cho khách hàng thân thiết.

Người tiêu dùng còn có thể tải ứng dụng và lưu trữ các khách hàng thân thiết vào Samsung Pay và tính năng thành viên mới đăng kí có thể được sử dụng để lưu trữ các loại thẻ khác như bảo hiểm và thẻ căn cước để giữ an toàn.

Huyền My

Cùng chuyên mục
XEM