Thanh lọc hiệu suất: Nguyên lý giúp Einstein tìm ra thuyết tương đối, bất kỳ ai cũng có thể học theo để thay đổi cuộc đời

12/11/2016 10:11 AM | Kinh doanh

Nguyên lý Einstein: Chúng ta làm việc hiệu quả nhất khi tập trung vào một số ít những dự án mà chúng ta có thể thật sự chú tâm

Khoảng từ những năm 1912 đến 1915, Albert Einstein luôn tập trung vào công việc. Công trình nghiên cứu trước đó của ông về thuyết tương đối và thuyết lượng tử bắt đầu gây sự chú ý. Sau khi từ bỏ vị trí Giáo sư tại Đức và Prauge, ông đã từng làm việc tại Cơ quan cấp bằng sáng chế Thụy Sỹ. Đến năm 1912, ông về làm tại Viện Công nghệ của Thụy Sĩ.

Ở đây, ông đã gặp nhà toán học Marcel Grossman và được thuyết phục rằng: Nếu ứng dụng thuyết toán học phi Euclid (do Grossman nghiên cứu) vào nghiên cứu thuyết tương đối, ông có thể tổng quát hóa thuyết này để giải thích cho lực hấp dẫn. Đây thực sự là bước tiến lớn, bác bỏ một học thuyết nổi tiếng của khoa học.

Từ năm 1912 đến 1915, ông càng bị ám ảnh bởi việc công bố chính thức thuyết tương đối tổng quát. Theo nhiều nguồn tin, ông làm việc chăm chỉ đến nỗi cuộc sống hôn nhân của ông trở nên căng thẳng và mái đầu của ông bạc trắng vì stress.

Tuy vậy cuối cùng ông đã thành công. Vào năm 1915, ông đã công bố học thuyết đầy đủ của mình. Đó cũng là một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất (có thể nói là duy nhất) của thế kỷ 20.

Nguyên lý Einstein

Động lực mà Einstein dành cho thuyết tương đối tổng quát nhấn mạnh một sự thật về kết quả đạt được. Chúng ta làm việc hiệu quả nhất khi tập trung vào một số ít những dự án mà chúng ta có thể thật sự chú tâm. Những thành quả lớn luôn đòi hỏi sự chuyên cần, nỗ lực và cố gắng. Bạn chẳng bao giờ có thể tìm được con đường tắt mà đi đâu. Dù cho có lập một câu lạc bộ hay khởi nghiệp đi chăng nữa thì luôn đòi hỏi bạn phải có nỗ lực trong thời gian dài.

Nếu thế giới hoàn hảo, chắc hẳn chúng ta ai cũng là Einstein. Chúng ta luôn chỉ có 1 hay cùng lắm là 2 dự án trong ba lĩnh vực chính của cuộc sống: Chuyên môn, ngoại khóa và cá nhân. Và khi đó, ta chỉ cần tập trung vào các dự án đó để tạo ra kết quả ấn tượng.

Đi tìm thuyết tương đối của riêng bạn

Vấn đề của chúng ta là không thể biết trước điều gì là “thuyết tương đối” còn điều gì chỉ và “rác rưởi”. Vì lý do đó, những người có tham vọng nhất mà tôi từng biết, họ theo đuổi một chiến lược khác biệt. Chúng ta gieo rất nhiều hạt giống “dự án”. Chúng ra gửi mail cho nhiều người, tham gia vô số câu lạc bộ, tham gia rất nhiều dự án nhỏ, họp hành suốt ngày và liên tục tham khảo ý kiến bạn bè, người thân về các ý tưởng mới.

Chúng ta không biết hạt nào sẽ nảy mầm và sinh sôi. Bởi vậy, chúng ta trồng rất nhiều cây, để rồi trông cậy vào sự may rủi để có thể tăng mức độ thành công, tăng khả năng thay đổi cuộc đời.

Tuy nhiên, có rất nhiều hạt giống lại có nguy cơ biến thành cỏ dại. Trong khi đó, một số hạt giống phát triển tốt, một số khác nhanh chóng chết đi, một số khác thì mất thời gian chăm bón nhưng rồi cũng chẳng thu được gì.

Những "dự án cỏ dại" này đã vi phạm nguyên lý Einstein

Chúng ta không tập trung vào một vài những dự án quan trọng nữa mà lại tất bật với quá nhiều việc khác nhau. Thời gian tốn vào những việc vô bổ, kéo theo chẳng đạt được thành quả gì. Tưởng tượng điều gì xảy ra nếu Einstein duy trì blog, viết sách, tham gia rất nhiều câu lạc bộ,... khi đang nghiên cứu thuyết tương đối tổng quát? Chắc hẳng giờ đây chúng ta vẫn sống trong thời đại của Newton.

Thanh lọc hiệu suất

Hầu hết chúng ta chẳng hoàn toàn thực hiện đúng Nguyên lý Einstein. Nó quá nguy hiểm. Nếu bạn đặt tất cả niềm tin của mình vào một chỗ, một khi thất bại, bạn sẽ chẳng còn gì. Quan trọng hơn nữa thì việc này nhàm chán vô cùng. Cuộc sống vốn dĩ luôn có sự thăng trầm để tạo nên những gam màu sinh động.

Tuy nhiên, có một chiến lược đơn giản giúp bạn gần như làm đúng nguyên tắc này mà chẳng bỏ lỡ những sự kiện bất ngờ phía trước. Đó là chiến lược thanh lọc hiệu suất. Cách thực hiện như sau:

1. Khi lịch trình của bạn có quá nhiều thứ, hãy lấy một tờ giấy và chia thành 3 cột: chuyên môn, ngoại khóa và cá nhân.

Ở “Chuyên môn”, hãy liệt kê tất cả những dự án quan trọng mà bạn đang thực hiện. Nếu là sinh viên thì đó là những lớp học, nghiên cứu,... Nếu bạn đã đi làm thì đó là công việc của bạn,...

Ở “Ngoại khóa”, hãy viết ra những dự án phụ của bạn (blog, kế hoạch viết sách,...)

Ở “Cá nhân”, làm tương tự với các dự án tự hoàn thiện bản thân (tập gym, đọc sách,...)

2. Trong mỗi danh sách này, hãy cố gắng chọn ra một hoặc hai dự án mà tại thời điểm này bạn cảm thấy nó quan trọng nhất, mang lại thành quả lớn nhất. Đánh dấu sao vào bên cạnh nhé.

3. Tiếp theo hãy xác định những dự án bạn có thể ngưng lại ngay lập tức mà không gây ra hậu quả nghiêm trong nào. Gạch bỏ chúng đi nhé.

4. Cuối cùng là với những dự án không được đánh dấu, hãy lên kế hoạch hoàn thành trong 1-3 tuần tới. Lên một kế hoạch lớn trong tương lai gần để hoàn thành chúng càng nhanh càng tốt.

5. Sau khi đã hoàn thiện bản kế hoạch, bạn sẽ chỉ còn một số ít những dự án quan trọng. Về bản chất, bạn đã loại bỏ những cây cỏ dại và chỉ nuôi dưỡng những “thuyết tương đối”. Nhưng quan trọng là: Cố gắng đừng thêm bất kỳ dự án nào mới trong vòng 1 tháng. Bằng mọi giá, hãy cưỡng lại ham muốn tham gia vào bất kỳ công việc nào khác. Thay vào đó, hãy toàn tâm toàn ý như Einstein vào danh sách công việc đã chọn.

Thanh lọc hiệu suất là một phần quan trọng của quản lý dự án. Làm những điều này thường xuyên, bạn sẽ tự mình biết tập trung vào những công việc quan trọng. Trong những tháng tập trung này, khi nguyên lý Einstein đã được vận dụng nhuần nhuyễn, bạn sẽ có những tiến bộ thay đổi cả cuộc đời mình.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM