Thân phận "mẹ bỉm sữa" ở công sở Nhật Bản: Chuyên gia nhưng phải dọn rác ở văn phòng, chuyên môn tốt chỉ được làm part-time, mức lương như bóc lột

06/12/2019 13:30 PM | Kinh doanh

Chỉ một trong bốn bà mẹ ở Nhật Bản được làm việc toàn thời gian trong năm tài chính vừa qua.

Khi Hiromi Otsuzuki gia nhập công ty phần mềm Isana.net với vị trí là Giám đốc Nhân sự 4 năm trước, cô là nhân viên bán thời gian duy nhất.

Làm việc chỉ 15 giờ một tuần để cô có thể chăm sóc con trai khiến cô Otsuzuki trở thành kẻ bị ruồng bỏ ở một đất nước khét tiếng nhiều nhân viên văn phòng làm việc "đến chết" tại bàn làm việc.

Các đồng nghiệp của cô đã gọi cô là "bà dì bán thời gian". Mặc dù là một chuyên gia, nhưng nhiều khi cô được yêu cầu thu dọn rác ở văn phòng. Trong nội bộ công ty, không có ai chấp nhận cô ấy.

Giờ đây, mọi thứ có vẻ tốt hơn. Cô ấy không còn là nhân viên bán thời gian duy nhất trong văn phòng và cô ấy đã được thăng chức.

Theo một cuộc khảo sát của Chính phủ Nhật được công bố vào tháng 7, gần 71% phụ nữ có con đang làm việc. Đó là mức cao nhất được ghi nhận với mức tăng 14% so với năm 2004. Nhưng số liệu này lại chưa phản ánh được vấn đề chất lượng công việc dành cho những bà mẹ.

Dưới áp lực ở nhà vì trách nhiệm nuôi dạy con cái, nhiều bà mẹ có kinh nghiệm chuyên nghiệp đang lựa chọn công việc bán thời gian. Ở Nhật Bản, điều đó có nghĩa là họ phải chấp nhận ít lợi ích hơn: công việc không ổn định, ít cơ hội thăng tiến và mức lương thấp như bị bóc lột. Cứ 4 bà mẹ ở Nhật thì chỉ có một người có công việc toàn thời gian trong năm vừa qua.

Chỉ một trong bốn bà mẹ ở Nhật Bản được làm việc toàn thời gian trong năm tài chính vừa qua.

Kaori Sasaki, chủ tịch của Ủy ban Hội nghị Quốc tế về Phụ nữ cho biết: "Mỗi công ty đều nghĩ rằng việc mở cửa và tuyển dụng phụ nữ là mục tiêu cuối cùng. Nhưng thực ra, đó chỉ là điểm khởi đầu."

Sau khi tốt nghiệp một trường cao đẳng vào năm 1992, cô Otsuzuki đã dành 19 năm làm các vị trí công việc như thư ký và nhân viên nhân sự, chủ yếu tại công ty lớn như Sony, NHK hay đài truyền hình quốc gia. Năm 2011, cô kết hôn với một người đàn ông có một cậu con trai riêng 10 tuổi. Lúc này cô cảm thấy bắt buộc phải từ bỏ sự nghiệp và chăm sóc cho cậu bé.

Cảm thấy cuộc sống ở nhà căng thẳng hơn ở nơi làm việc, và sau ba năm, cô quyết định tìm một công việc.

Thân phận mẹ bỉm sữa ở công sở Nhật Bản: Chuyên gia nhưng phải dọn rác ở văn phòng, chuyên môn tốt chỉ được làm part-time, mức lương như bóc lột - Ảnh 1.

Tại Nhật Bản, các bà nội trợ chịu rất nhiều áp lực từ xã hội và các bà mẹ chồng. Tìm một vị trí công việc phù hợp khó hơn cô dự đoán: "Nhiều công ty không cần quá nhiều kinh nghiệm bởi vì họ có cách làm việc riêng của mình. Tôi chỉ được đối xử như sinh viên với ra trường."

Các nhà quản lý đánh giá tốt về cô đều mong cô có thể làm việc toàn thời gian. Nhưng vì các trách nhiệm gia đình, cô Otsuzuki mong muốn thời gian làm việc ít và linh hoạt hơn.

Cô Otsuzuki đã phải mất 6 tháng để có được vị trí tại Isana.net, với mức lương ban đầu chỉ bằng 40% mức lương toàn thời gian trước đó của mình.

Mặc dù bà Otsuzuki đã cố gắng để cân bằng giữa việc nhà và việc công ty, nhưng nhiều bà mẹ khác nhận thấy họ khó có thể cân bằng để làm tốt cả hai công việc.

Sau khi có đứa con thứ hai vào năm 2013, Misa Masuo, một nhân viên lâu năm của Shiseido đã chuyển sang làm nhân viên bán hàng bách hóa, nơi cho phép cô làm việc ít giờ hơn. Hai năm sau, cô từ chức vì quá choáng ngợp với nhiệm vụ kép của mình.

Ở nhà, gần như cô phải làm mọi công việc một mình bởi chồng cô là đầu bếp bận rộn, chẳng thể giúp đỡ cho cô nhiều ngoài một chút công việc buổi sáng.

Ở nơi làm việc, Masuo cảm thấy có cảm giác có lỗi với đồng nghiệp khi họ phải gánh thêm trách nhiệm hỗ trợ công việc, đặc biệt là trong những giờ mua sắm bận rộn: "Tôi thường phải xin lỗi đồng nghiệp vì phải tan ca sớm."

Machiko Osawa, giám đốc Viện nghiên cứu phụ nữ và nghề nghiệp tại Đại học Phụ nữ Nhật Bản cho biết: "Chất lượng công việc được giao cho phụ nữ không cao. Điều này phải được cải thiện. Khi đó, không chỉ phụ nữ làm việc mà họ còn đóng góp nhiều hơn."

Thân phận mẹ bỉm sữa ở công sở Nhật Bản: Chuyên gia nhưng phải dọn rác ở văn phòng, chuyên môn tốt chỉ được làm part-time, mức lương như bóc lột - Ảnh 2.

Áp lực kinh tế nghiêm trọng đang buộc một số phải thay đổi. Các nhà quản lý đang gặp phải tình trạng thiếu lao động trong bối cảnh thất nghiệp thấp và lực lượng lao động già hóa. Điều này khiến họ sẵn sàng phải thích nghi với các bà mẹ.

Thủ tướng Nhật cũng đã đưa phụ nữ vào nơi làm việc trong chiến dịch của mình như một cách để vực dậy nền kinh tế trì trệ. Ông đã hứa sẽ tiếp cận tốt hơn việc chăm sóc trẻ em và đưa ra các điều luật yêu cầu các công ty lớn phải công khai mục tiêu tuyển dụng phụ nữ.

Tuy nhiên, những người ủng hộ phụ nữ cho rằng cần phải làm nhiều hơn nữa. Họ cho rằng các điều luật nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc là cần thiết và thay đổi suy nghĩ của các sếp nam về nhu cầu của các nhân viên nữ.

Isana Ishitani, người sáng lập Isana.net chưa bao giờ nghĩ việc thuê các bà nội trợ. Nhưng khi công ty phát triển, có những nhiệm vụ quan trọng phù hợp nhất với nhân viên bán thời gian. Chứng kiến ​​chị dâu của mình bị đẩy ra khỏi một công ty phần mềm sau khi có một đứa con cũng khiến ông thay đổi nhận thức về những thử thách mà các bà mẹ đang phải đối mặt: "Tôi nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt cho một công ty cỡ vừa như chúng tôi thuê người."

Khi được hỏi về kinh nghiệm của cô Otsuzuki tại Isana.net, ông Ishitani nói rằng khi bắt đầu tuyển dụng nhân viên bán thời gian, ông không muốn phân biệt vai trò và trách nhiệm của họ với những nhân viên toàn thời gian. Nhưng ông thừa nhận rằng vì nhân viên ở Nhật Bản thường xem những người làm bán thời gian chỉ có thể làm những việc chân tay. Nhưng giờ suy nghĩ đó đã thay đổi.

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM