Thấm: Ở tuổi 50, tôi nhận ra gia đình yên ấm, không tranh đoạt đố kị nhau phải dựa vào 12 CHỮ

21/12/2023 15:57 PM | Sống

Chính vì càng thân thiết, mối quan hệ này càng cần được chúng ta coi trọng, được quản lý bằng cả cái tâm.

Tình cảm giữa anh chị em là thứ tình cảm chỉ đứng sau tình cha mẹ, nó có thể mang lại cho chúng ta sự ấm áp vô tận. Nhưng chính vì càng thân thiết, mối quan hệ này càng cần được chúng ta coi trọng, được quản lý bằng cả cái tâm.

Một số anh chị em giống như những người xa lạ, không hề liên lạc với nhau, cũng có những người như lửa với nước, khi gặp nhau sẽ luôn cãi vã, khiến người trong cuộc kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần.

Giữa anh chị em với nhau, nếu lơ là việc quản lý, duy trì, vậy thì một khi mối quan hệ xấu đi, nó sẽ rất khó để hàn gắn lại. Cách tốt nhất để anh chị em hòa hợp với nhau là 12 chữ.

Có qua có lại

Là anh chị em thì cần giúp đỡ nhau, chia sẻ trách nhiệm, nhưng không nên chỉ nhờ vả nhau mà hình thành sự ỷ lại. Khi nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ, bạn cũng nên kịp thời cảm ơn để họ thấy được nỗ lực của mình cũng được đền đáp lại. Ngay cả giữa anh chị em với nhau, có qua có lại, lịch sự và tôn trọng lẫn nhau, vậy thì mối quan hệ mới ngày càng sâu sắc hơn.

Trong bộ phim có tên "Tình yêu mà thôi", An và Đào là chị em cùng cha khác mẹ. Sau khi An nghỉ công việc trợ lý, cô tới phòng tài chính để kê khai tài chính.

Vì cô nghỉ việc, thái độ của mọi người đối với cô có thể nói là vô cùng thờ ơ. Bộ phận tài chính thậm chí còn cố tình làm khó cô, khiến cô không làm xong việc, phải ra về trong ấm ức.

Bề ngoài, Đào luôn tỏ ra với người chị em cùng cha khác mẹ này, nhưng sau đó cô lại lặng lẽ tới phòng tài chính làm cho ra lẽ, xả giận giúp An.

Sau này, câu lạc bộ của An cần tuyên truyền nên đã giao công việc này cho Đào, tạo cơ hội cho cô thể hiện hết khả năng của mình.

Trong quá trình tương tác, hai người họ cũng dần trở nên thân thiết hơn.

Dù là anh chị em, chúng ta cũng cần phải lịch sự và có qua có lại. Cứ như vậy theo thời gian, mối quan hệ sẽ ngày càng sâu sắc hơn, những nỗ lực sẽ trở nên có ý nghĩa và giá trị hơn.

Gia hòa vạn sự hưng: ở tuổi 50, tôi nhận ra giữa anh chị em trong nhà với nhau, muốn hòa thuận phải dựa vào "12 chữ" này - Ảnh 1.

Có thương có lượng

Anh chị em khi trưởng thành, mỗi người đều có gia đình và cuộc sống riêng của mình. Tuy nhiên khi xảy ra vấn đề, thảo luận với nhau, giúp đỡ nhau và cùng nhau đối mặt, là điều nên làm. Nếu bạn chỉ khăng khăng làm theo mong muốn của bản thân mà không quan tâm đến cảm xúc của người khác, vậy thì sẽ chỉ khiến mâu thuẫn xảy ra mà thôi.

Chẳng hạn, trong vấn đề hỗ trợ cha mẹ, con cái mỗi người mỗi cảnh, có người có điều kiện kinh tế tốt, có người có cuộc sống khó khăn, chúng ta không thể bắt mọi người phải theo cùng một tiêu chuẩn. Thay vào đó, chúng ta có thể thảo luận vấn đề này với nhau, người có tiền góp tiền, người có sức góp sức. 

Thông qua thảo luận, thương lượng, chúng ta cùng tìm ra một phương án có thể làm hài lòng tất cả mọi người, nhờ đó loại bỏ được rất nhiều tranh chấp, bất đồng. Anh chị em sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn nếu biết bình tĩnh ngồi lại thảo luận mọi việc với nhau, cũng như thể hiện mong muốn thực sự muốn giải quyết vấn đề.

Giao tiếp là cách nhanh nhất để tránh xung đột.

Anh chị em trong nhà, bàn bạc với nhau, tôn trọng lẫn nhau, gia đình mới có thể sống hạnh phúc, hòa thuận.

Gia hòa vạn sự hưng: ở tuổi 50, tôi nhận ra giữa anh chị em trong nhà với nhau, muốn hòa thuận phải dựa vào "12 chữ" này - Ảnh 2.

Khiêm tốn nhường nhịn

Trong cuốn sách có tên "Đệ tử quy" (Cuốn sách dựa trên lời dạy cổ xưa của nhà triết học Trung Quốc, Khổng Tử, nhấn mạnh những điều kiện tiên quyết cơ bản để trở thành một người tử tế và những hướng dẫn để sống hòa hợp với người khác) có nói:

"Người làm anh làm chị phải thân thiện với em, làm em trai em gái cũng phải biết tôn trọng anh chị của mình, anh chị em sống hòa thuận thì gia đình hòa thuận, cha mẹ tự nhiên hạnh phúc, đó cũng chính là một dạng của lòng hiếu thảo. Không so đo, tính toán chuyện tiền bạc, oán giận sẽ không nảy sinh. Bao dung trong lời nói, nói điều tốt thay vì điều xấu, kiềm chế những lời nói giận dữ, xung đột, oán giận không cần thiết tự nhiên sẽ biến mất."

Khi đối xử với nhau, hãy bình đẳng và chân thành.

Đừng cố gắng thân thiết hơn với ai đó chỉ vì họ kiếm được nhiều tiền, có một cuộc sống giàu có, rồi xa lánh và coi thường những người vất vả hơn.

Thân thiết tới mấy cũng không thể tránh khỏi những xích mích, hãy thể hiện sự khiêm tốn và thỏa hiệp một cách thích hợp, tránh sự hung hăng và làm tổn thương tình cảm của nhau hết sức có thể.

Nếu bạn có một cuộc sống sung túc hay đạt được thành tựu nào đó, tuyệt đối đừng khoe khoang quá nhiều trước mặt anh chị em, hay tỏ ra khinh miệt người khác.

Gia hòa vạn sự hưng: ở tuổi 50, tôi nhận ra giữa anh chị em trong nhà với nhau, muốn hòa thuận phải dựa vào "12 chữ" này - Ảnh 3.

Càng là với những người thân thiết, bạn càng phải duy trì thái độ khiêm tốn, bảo vệ lòng tự tôn của họ một cách thích hợp.

Giữa anh chị em với nhau, duy trì đủ sự tôn trọng, khiêm tốn và quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn, mối quan hệ cũng sẽ trở nên sâu sắc hơn.

Ngoài cha mejra, anh chị em là những người thân thiết nhất của chúng ta trên đời này, hãy trân trọng và tử tế với nhau.

Có người thân, đặc biệt là anh chị em bên cạnh, dù gặp khó khăn tới mấy, bị đòn nặng đến đâu, bạn cũng sẽ không cảm thấy sợ hãi hay mất niềm tin vào tương lai.

Những người thân thiết có thể cho chúng ta sức mạnh và lòng can đảm, giúp chúng ta dũng cảm tiến về phía trước và chiến đấu bằng tất cả sức lực của mình, vậy cho nên, càng là những mối quan hệ thân thiết, càng cần chúng ta dụng tâm với nó.

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM