Thái Lan chỉ dùng 100 loại phân bón, Việt Nam đang dùng tới... 10.000 loại

15/11/2016 11:40 AM | Xã hội

Cũng là nước nông nghiệp nhưng Thái Lan chỉ có hơn 100 loại phân bón trong khi Việt Nam có tới 10.700 loại được chia cho 2 Bộ quản lý. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự chồng chéo khiến các Bộ lúng túng trong việc xử lý hiện tượng sản xuất, kinh doanh phân bón giả.

Trong phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày đầu tiên, vấn đề về phân bón giả đã làm nóng hội trường. Nhiều đại biểu quốc hội đã đặt câu hỏi về cơ chế quản lý của các bộ ngành khi để tình trạng phân bón giả, kém chất lượng gây thiệt hại nặng nề cho hơn 60 triệu người dân.

Trả lời chất vấn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Tuấn Anh thừa nhận, những mặt hàng phân bón giả, kém chất lượng tồn tại quy mô lớn trong thời gian vừa qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, đặc biệt sản xuất nông nghiệp và môi trường của Việt Nam.

Đây là trách nhiệm của 2 bộ Công Thương và NN&PTNT. Trong thời gian qua, cơ quan đã phát hiện và xử lý hàng loạt những doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân bón giả, kém chất lượng.

Đưa ra những nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên, Bộ trưởng Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, hiện có sự cách khúc, chia đôi giữa Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp về quản lý phân bón vô cơ và hữu cơ; chức năng, trách nhiệm bị chồng chèo khiến việc quản lý không hiệu quả.

"Hiện nay, Việt Nam có quá nhiều loại phân bón. Riêng Bộ Nông Nghiệp quản lý 5.000 loại, Bộ Công Thương tới 5.700 loại (trong khi Thái Lan chỉ có hơn 100 loại); khiến chúng ta không đủ nguồn lực để đảm bảo chất lượng cũng như kiểm định về chất lượng. Hiện nay trên thị trường, phân bón giả chiếm tới gần 70%...", Bộ trưởng Tuấn Anh cho hay.

Do đó, Bộ đề xuất Chính phủ thống nhất quản lý phân bón giữa 2 bộ giúp việc phối hợp giảm bớt phân bón giả, kém chất lượng tồn tại trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, để đấu tranh với tình trạng này cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan như quản lý thị trường, biên phòng, công an kinh tế…

Bộ kiến nghị cấp trên giao 1 cơ quan quản lý mặt hàng phân bón; bên cạnh đó tăng cường hoạt động đấu tranh phòng chống hàng giả; sớm xây dựng khuôn khổ pháp lý đặc biệt về quy chuẩn, tiêu chuẩn để phát triển bền vững ngành hàng này,...

Trong thời gian sắp tới, Bộ sẽ sớm hoàn thiện hệ thống quản lý Nhà nước, quy chuẩn về phân bón để quản lý.

Đầu năm 2017, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện 16 bộ quy chuẩn theo đúng quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi trường để quản lý; tổ chức sản xuất lại phân bón tại địa phương bởi phân bón là loại hàng hóa loại 2 nên cần quản lý tận gốc từ các địa phương.

Về quản lý Nhà nước trong đấu tranh chống hàng lậu, đặc biệt là mặt hàng phân bón, Bộ trưởng khẳng định có trách nhiệm của quản lý Nhà nước đối với thị trường phân bón. Từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp chỉ định tổ chức thanh kiểm tra và phát hiện 2 trên mười mấy cơ sở có sai phạm trong sản xuất và kinh doanh phân bón vi phạm.

Sắp tới, Bộ sẽ đưa nội dung từ sản xuất, kinh doanh… điều chỉnh văn bản sửa đổi còn thiếu, xây dựng hệ tiêu chuẩn quốc gia đảm bảo các mặt hàng phân bón vô hay hữu đảm bảo lợi ích của người dân.

Đồng tình với quan điểm trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Nguyễn Xuân Cường cũng cho rằng, quản lý phân bón hiện có 2 bất cập lớn:

- Định hướng sử dụng phân bón: Hàng năm Việt Nam sử dụng từ 10-11 triệu tấn phân bón, sản xuất được khoảng 8 triệu tấn, nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn trong đó các loại phân trong nước không sản xuất được như phân Kali, Phân dab,.. công nghệ cao.

Tuy nhiên trong số này chỉ có 1 triệu tấn phân hữu cơ được sử dụng, còn lại là phân vô cơ, hóa học. Điều này dẫn đến chất lượng nông sản không sạch, ảnh hưởng môi trường, giảm chất lượng độ phì đất. Bộ trưởng Cường cho biết cần chuyển định hướng sử dụng sang phân hữu hữu cơ. Việt Nam vốn có tiềm năng sản xuất loại phân này do có phân bùn, phân chất, bã thải ngô,... Để từ đó chuyển hướng sang nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ để từ đó hội nhập quốc tế.

- Quản lý phân bón: Trước năm 2004 phân bón được quản lý theo danh mục, trước khi đưa vào sử dụng phải qua kiểm nghiệm bổ sung vào danh mục. Tuy nhiên áp dụng luật doanh nghiệp, phân bón được chuyển sang quản lý theo quy chuẩn quốc gia. Từ đó dẫn đến bất cập, cần có bộ quy chuẩn tiêu chuẩn để các doanh nghiệp đăng ký. Mà bộ quy chuẩn này phải có thời gian hoàn thiện.

Công tác quản lý song chùng giữa 2 bộ dẫn đến kẽ hở ở hầu hết các hộ sản xuất, kinh doanh. Hiện bộ nông nghiệp quản lý phân hữu cơ, vi sinh, bộ công thương quản lý phân vô cơ từ khâu cấp phép, thanh tra, kiểm tra. Dẫn tới kẽ hở đều cùng phân vô cơ và hữu cơ. Nếu cả doanh nghiệp sản xuất cả hai thì quá trình xem xét cấp phép thanh kiểm tra thì công thương quản lý.

Bộ trưởng Cường kiến nghị chỉnh sửa nghị định 202, nếu sau này giao cho BCT thì bộ NN chuyển hết cho BCT cả con người vật chất để đảm bảo mối mối thống nhất.

Bộ Nông nghiệp cũng ban hành bộ 100 tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản xuất, kinh doanh phân bón, hiện đã chuyển sang bộ KH-CN. Thời gian tới, Bộ Công Thương cũng cần bổ sung.

Mỹ Lan

Cùng chuyên mục
XEM