Tàu không cần đường ray - Thiết kế đường sắt tương lai đến từ Trung Quốc

04/06/2017 20:35 PM | Công nghệ

Liệu phát kiến này có chứng tỏ được sự hữu dụng tối ưu của mình trong việc giải quyết các vấn đề giao thông và môi trường hiện nay hay không?

Trung Quốc vừa mới giới thiệu công nghệ tàu không cần đường ray, vận hành trên ray ảo nhằm mục tiêu tạo ra hệ thống giao thông công cộng tốc độ cao cho các thành phố lớn. Cụ thể, theo People's Daily Online, thiết kế này được công bố chính thức vào ngày 2/6 vừa qua ở Chu Châu, Hồ Nam và được cho là sẽ không gây hại đến môi trường.

Công ty giao thông đường sắt này thực ra đã tiến hành xây dựng và bắt tay vào công tác chuẩn bị từ năm 2013 và dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2018.

Thực tế, cơ chế mà họ sử dụng là các bánh xe cao su chạy trên một khung nhựa cố định với thiết kế và công nghệ chuẩn xác và tinh vi được xúc tiến từ Bộ Đường sắt Trung Quốc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không cần phải có đường ray để định hướng tàu, và các nhà chức trách hy vọng vấn đề quá tải giao thông sẽ phần nào được giảm nhẹ trong tương lai.

Theo nhiều nguồn tin, tổng chi phí cần thiết để hoàn thành chỉ bằng 1/5 so với số tiền bỏ ra cho một hệ thống tàu thông thường có đường ray - vốn rơi vào khoảng 45-79 triệu Bảng Anh. Tuổi thọ của công nghệ mới này có thể lên đến 25 năm. Hãy cùng ngắm nhìn những hình ảnh dưới đây về quá trình thử nghiệm các toa tàu không ray hiện tại:

Toa đầu tiên này có độ dài khoảng 30m và lượng hành khách chuyên chở đạt 307 người. Tốc độ tối đa dự tính là 70km/h và có thể chạy 25km chỉ sau 10 phút sạc điện. Các công đoạn hoàn thành sẽ được gấp rút nỗ lực đầu tư trong năm tới.

Theo chia sẻ của kỹ sư trưởng Feng Jianghua, con tàu sẽ có khả năng tự nhân diện phần lối đi để định hướng và tất nhiên là được tích hợp nhiều cảm biến tân tiến để thu thập và trao đổi dữ liệu, từ đó biết được đâu là lộ trình định sẵn.

Theo NPQM

Cùng chuyên mục
XEM