Tập đoàn Sơn Hải và hành trình xây dựng "kỳ quan" hầm xuyên núi 1.200 tỷ đồng vượt tiến độ 6 tháng

24/01/2024 08:46 AM | Kinh doanh

Để hoàn thành mắt xích quan trọng trong cao tốc Bắc Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm, ngoài việc làm ngày đêm, tập đoàn Sơn Hải còn áp dụng công nghệ thi công hầm Dốc Sạn theo phương pháp NATM của Áo hiện đại hàng đầu thế giới.

Tập đoàn Sơn Hải hoàn thành hầm xuyên núi Dốc Sạn vượt tiến độ 6 tháng

Cao tốc Bắc Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm đưa vào khai thác từ ngày 19/5/2023 dù vượt tiến độ 3 tháng nhưng trên toàn tuyến có một hạng mục đã vượt tiến độ tới 6 tháng. Theo Báo Khánh Hòa, đó là công trình hầm Dốc Sạn - một trong những "mắt xích" quan trọng trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2017 - 2020, thuộc dự án thành phần cao tốc Nha Trang - Cam Lâm.

Hầm có chiều dài 1.480 m gồm 2 ống hầm hoàn chỉnh song song, mỗi ống hầm dài hơn 700 m. Hầm Dốc Sạn thuộc gói thầu xây lắp 3 có tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT) là đại diện quản lý Nhà nước, giám sát thi công; Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải là doanh nghiệp đầu tư và thi công. 

Bí ẩn việc vượt tiến độ 6 tháng của tập đoàn Sơn Hải, đằng sau Hầm đẹp nhất Việt Nam, mắt xích quan trọng trên cao tốc Bắc Nam đoạn Nha Trang - Cao Lâm - Ảnh 1.

Hầm Dốc Sạn

Công trình Hầm Dốc Sạn bắt đầu khởi công tháng 11/2021. Để đẩy nhanh dự án, chủ đầu tư đã bố trí các nhà thầu kinh nghiệm nhất về thi công hầm xuyên núi. Công trường hầm được bố trí 4 mũi thi công đào và gia cố hầm, hai mũi thi công gia cố mái cửa hầm. Các đơn vị tổ chức thi công 3 ca 4 kíp liên tục, trung bình đào khoảng 10 m hầm mỗi ngày.

Để thi công hầm vượt tiến độ, tập đoàn Sơn Hải đã huy động tối đa nhân lực với hơn 500 thiết bị, 1.500 công nhân, chia ba ca làm cả ngày lẫn đêm.

Trả lời Báo Khánh Hòa, ông Nguyễn Văn Huy, phó tổng giám đốc Tập đoàn Sơn Hải cho biết: "Doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ thi công hầm Dốc Sạn theo phương pháp NATM của Áo hiện đại hàng đầu thế giới. Để hoàn thành được hạng mục này, đơn vị huy động hàng trăm cán bộ, công nhân viên và hàng trăm máy móc thiết bị hiện đại làm việc 3 ca 4 kíp. Vì thế, hầm được thông vào tháng 5/2022, vượt tiến độ 6 tháng so với tiến độ được phê duyệt".

Phương pháp đào hầm của Áo những năm gần đây là phương pháp xây dựng ngầm được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Được gọi là NATM, hệ thống kỹ thuật đường hầm này là một tập hợp các nguyên tắc hoặc một triết lý hơn là một phương pháp kỹ thuật mang tính quy định.

NATM tìm cách tối đa hóa khả năng chống đỡ và hỗ trợ vốn có của địa hình và được nhiều người công nhận là một trong những kỹ thuật kinh tế nhất để xây dựng và đánh giá đường hầm.

NATM cũng tiết kiệm đáng kể chi phí vật liệu hỗ trợ, nhân sự và giảm tiến độ dự án; phương pháp này thể hiện khả năng chống chịu rất lớn đối với các áp lực địa chất ở khu vực dễ xảy ra động đất. Trên thực tế, đây là phương pháp xây dựng được lựa chọn xuất sắc để xây dựng một số lượng lớn các đường hầm trên toàn thế giới.

Tập đoàn Sơn Hải cam kết tiến độ đi cùng chất lượng, mỹ thuật

Quay ngược lại thời gian, vào ngày 6/5/2021, Bộ Giao thông vận tải cùng Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (nhà đầu tư dự án), Công ty TNHH Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (doanh nghiệp dự án) đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng BOT dự án thành phần đoạn Nha Trang - Cam Lâm thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Bí ẩn việc vượt tiến độ 6 tháng của tập đoàn Sơn Hải, đằng sau Hầm đẹp nhất Việt Nam, mắt xích quan trọng trên cao tốc Bắc Nam đoạn Nha Trang - Cao Lâm - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ (giữa) cùng nhà đầu tư Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (doanh nghiệp dự án) hoàn tất ký hợp đồng dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm - Ảnh: Giang Huỳnh (Tuổi trẻ)

Phát biểu tại lễ ký hợp đồng, ông Nguyễn Viết Hải - chủ tịch tập đoàn Sơn Hải - cam kết sẽ thực hiện dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm với tiến độ, chất lượng, mỹ thuật tốt nhất để không phụ lòng tin của Bộ Giao thông vận tải và người dân.

Là một nhà thầu có trụ sở tại Quảng Bình, Công ty Sơn Hải bắt đầu được dư luận chú ý từ năm 2014 khi tham gia dự án mở rộng quốc lộ 1A. Lúc bấy giờ, các đoạn đường thường chỉ được các nhà thầu bảo hành 2 năm, nhưng riêng Sơn Hải đã tuyên bố bảo hành tới 5 năm cho 2 gói thầu mà mình thực hiện, là gói thầu số 10 và gói thầu số 14 dài 15km đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình.

Đặc biệt, Sơn Hải còn cắm các biển "bảo hành 5 năm" dọc các tuyến đường mà mình thi công để người dân tham gia giao thông cùng giám sát.

Khẳng định được uy tín và thương hiệu qua chất lượng các công trình đã thực hiện, tập đoàn Sơn Hải đã trúng thầu nhiều công trình quan trọng, trọng điểm quốc gia. Tháng 12/2020, Tập đoàn Sơn Hải trúng thầu thực hiện dự án đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm theo hình thức đối tác công - tư (PPP), loại hợp đồng BOT.

Với hầm Dốc Sạn, báo Khánh Hòa đưa tin, tại cuộc họp của Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng đã đi kiểm tra công tác nghiệm thu dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, các chuyên gia đầu ngành đều đánh giá hầm Dốc Sạn là một trong những tuyến hầm đẹp, hiện đại nhất cả nước về công nghệ, kỹ thuật, mỹ thuật.

Các thiết bị như hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió, phòng cháy chữa cháy sử dụng trong hầm Dốc Sạn đều được nhập khẩu từ Châu Âu. Đèn chiếu sáng được lắp đặt theo công nghệ cảm biến ánh sáng, cảm biến đo nồng độ khí, cảm biến tầm nhìn...

Dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm dài hơn 49 km, thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đi qua địa bàn Diên Khánh, Cam Lâm và Cam Ranh. Đây là một trong ba dự án đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công tư), thời gian xây dựng hai năm, sau đó vận hành khai thác hoàn vốn hơn 16 năm.

Trọng Nghĩa

Cùng chuyên mục
XEM