Tận tuỵ chăm sóc cha mẹ già tuổi xế chiều, tôi ngậm ngùi: Dù hiếu thảo tới mấy cũng cần vừa phải, thay vì trói buộc bằng tình cảm và đạo đức hãy giữ khoảng cách một chút!

22/02/2024 10:48 AM | Sống

Mọi người đều sống trong thực tế, đừng lúc nào cũng coi việc chăm sóc cha mẹ già là chuyện đương nhiên và dùng đạo đức để ràng buộc mối quan hệ giữa hai thế hệ. Cân bằng giữa HIẾU và THUẬN mới là khôn ngoan nhất!

Bài chia sẻ của một độc giả nam trên diễn đàn Toutiao (Trung Quốc) nhận được thu hút lớn của CĐM. Những gì anh nói, mới nghe thấy khó lòng chấp nhận và 'có vẻ' bất hiếu. Nhưng, lý lẽ đưa ra ngẫm sâu thấy cũng có phần nào có lý. Dưới đây là phân tích của anh Trương: 

*** 

Nhà có người già, giống như có kho báu. Cha mẹ về già sống cùng con cháu, chi phí sinh hoạt tuy sẽ nhiều hơn, nhưng bù lại không khí gia đình luôn đông đủ, ấm áp.

Nếu ở nhà có trẻ em, người lớn tuổi có thể giúp chăm sóc, ít nhất có thể kịp thời phát hiện vấn đề của trẻ và gọi điện cho cha mẹ.

Suy nghĩ thì hay, nhưng quan hệ giữa con người với nhau lại thường rất phức tạp, quá gần gũi, đôi khi cũng sẽ là tai họa.

Vấn đề là khi người già không thể di chuyển, hoặc di chuyển khó khăn, việc ở gần con cháu là lẽ dĩ nhiên. Vì vậy, chúng ta, những người con, phải hiếu thảo với cha mẹ nhưng phải học cách làm mọi việc có cái "độ" thích hợp.

Con cái dù hiếu thảo tới mấy, khi chăm sóc cha mẹ già, cũng cần có cái "độ" - Ảnh 1.

01

Một mối quan hệ quá thân thiết là một vấn đề lớn

Keigo Higashino đã viết trong cuốn "Bạch dạ hành" rằng: "Trên đời có hai thứ không thể nhìn thẳng vào được. Một là mặt trời, hai là trái tim con người".

Chúng ta có thể nhìn thấy bề ngoài của một người nhưng không biết được thế giới nội tâm của họ. Ngay cả một người già không thể đi lại vẫn có thể làm tổn thương bạn.

Tôi đã thấy một quan điểm thế này: Con cái một mình chăm sóc cha mẹ già lâu ngày không những không nhận được sự cảm kích mà còn tự làm mệt bản thân.

Nghĩ mà xem, thực tế đúng là như vậy, nếu trong nhà có nhiều anh chị em, một mình bạn đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ già, vậy thì ít nhất sẽ có 4 khó khăn.

Đầu tiên, mọi người sẽ nghĩ đó là điều đương nhiên, ai bảo bạn hiếu thảo, lại có đủ năng lực?

Thứ hai, cha mẹ vì bạn chăm sóc chưa được chu toàn, chưa đúng ý, họ phàn nàn, nói những lời không hay trước mặt người thân, bạn bè. Suy cho cùng, cha mẹ là người nhìn thấy mọi thứ về bạn và biết những khuyết điểm của bạn.

Ngược lại, cha mẹ có thể nói rằng những đứa con lâu ngày mới gặp một lần mới là những đứa con tốt hơn. Vì giữa cha mẹ và họ không có xung đột nên không có khả năng xảy ra xung đột.

Những gì bạn nhận được từ việc chăm sóc cha mẹ trong một năm không bằng số tiền một hai triệu mà các anh chị em khác của bạn đưa cho cha mẹ bạn vào cuối năm. Đây là thực tế.

Thứ ba, chăm sóc người già đòi hỏi thời gian và sức lực, nếu thời gian của bạn eo hẹp hoặc thu nhập không nhiều, cha mẹ già cũng có thể trở thành gánh nặng. Nghỉ việc hoàn toàn để chuyên tâm chăm sóc cha mẹ, vậy thì lại càng khó hơn.

Thứ tư, nếu bạn quá chuyên tâm cho việc chăm sóc cha mẹ già, vợ hoặc chồng của bạn có thể không hài lòng, dẫn đến vợ chồng mâu thuẫn. Việc các cặp vợ chồng ly hôn, xích mích vì chăm sóc cha mẹ già không phải là hiếm.

"Định luật con nhím" nói rằng khi con người quá gần gũi và ở bên nhau lâu, căng thẳng sẽ gia tăng, rút những chiếc gai trên người ra, không chỉ vừa đau đớn, mà sau đó sẽ còn bị đối thủ đâm rất nặng.

Mọi người đều sống trong thực tế. Đừng lúc nào cũng coi việc chăm sóc cha mẹ già là chuyện đương nhiên và dùng đạo đức để ràng buộc mối quan hệ giữa hai thế hệ.

Trước khi hiếu thảo, hãy cân nhắc những ưu và nhược điểm, không phải là bảo bạn không hiếu thảo mà là hãy giữ cho tâm trí tỉnh táo, suy nghĩ về mối quan hệ giữa "hiếu" và "thuận", đồng thời tích cực tìm ra điểm cân bằng giữa "hiếu" và "thuận".

Con cái dù hiếu thảo tới mấy, khi chăm sóc cha mẹ già, cũng cần có cái "độ" - Ảnh 2.

02

Hiếu thảo tới mấy cũng cần có cái "độ"

Trương sống cùng làng với tôi, anh ấy bắt đầu mở trang trại chăn nuôi tại nhà sau khi tốt nghiệp đại học, nhưng thua lỗ rất nhiều tiền.

Khi Trương muốn tiếp tục làm việc trong ngành chăn nuôi, cha anh đã ép anh ra ngoài kiếm sống, lên thành phố tìm một công việc nào đó.

Trương nói: "Ba, ba chỉ có con là con trai, con không ở với ba thì ai ở với ba, con ở nhà vừa nuôi gà nuôi vịt, vừa ở cạnh ba, nhất cử lưỡng tiện."

Người cha nói: "Tháng sau cha sẽ đến sống với em gái con, giúp em con chăm sóc con cái. Còn con, hãy ra ngoài kiếm sống, kiếm tiền càng sớm càng tốt, tìm lấy một cô vợ…"

Những lời này khiến Trương chợt bừng tỉnh.

Làm tròn chữ "hiếu" có nhiều cách, nhưng "con cái sống tốt" mới là chữ "hiếu" tốt nhất. Trên cơ sở bản thân đã có một cuộc sống tốt, một cuộc sống mà mình mong muốn, sau đó hiếu thảo với cha mẹ, vừa có năng lực, vừa có sự ấm áp, còn có thể khiến gia đình không ngừng thịnh vượng.

Từ góc độ lịch sử, "hiếu thảo" được đề xuất như một khái niệm đạo đức thời Tây Chu, nó hàm chứa hai ý nghĩa: tôn kính tổ tiên, làm tốt việc cúng tế tổ tiên và phụng dưỡng cha mẹ già; nối dõi tông đường, khiến gia đình có thể tiếp tục thịnh vượng, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thế hệ nào cũng có người tài giỏi.

Hầu hết chúng ta đều hiểu ở nghĩa thứ nhất mà không nghĩ tới nghĩa thứ hai.

Kết hợp hai ý nghĩa trên, chúng ta sẽ thấy rằng trong quá trình chăm sóc cha mẹ già, việc học cách "buông tay" tưởng chừng có vẻ ích kỷ nhưng thực chất đó là một hành động khôn ngoan, đó là người biết dùng quy tắc để quản lý việc gia đình, thay vì ràng buộc bản thân với cái gọi là tình cảm và đạo đức.

Trước hết, nếu nhà đông anh chị em, vậy thì hãy chia sẻ nhiệm vụ chăm sóc cha mẹ già và cùng chịu chi phí.

Bạn có thể tưởng tượng sẽ căng thẳng ra sao khi một cặp vợ chồng trẻ đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc bốn người già.

Nếu vài gia đình nhỏ có thể chia sẻ áp lực, kết quả sẽ tốt hơn nhiều, đóng góp công sức và tiền bạc của mình, cuộc sống sẽ bớt đi sự hối tiếc và công bằng hơn.

Chúng ta có thể chịu nhiều áp lực hơn, không tính toán quá nhiều, nhưng chúng ta không thể đảm nhận mọi thứ.

Như Mạnh Tử đã nói: "Mọi người đều yêu thương người thân của mình, thế giới sẽ hòa bình".

Hãy giữ một khoảng cách nhất định với cha mẹ già, tránh sự bất đồng trong quan điểm và cãi vã.

Nếu có nhiều người thay phiên nhau chăm sóc cha mẹ, vậy thì bạn và họ sẽ không tiếp xúc hàng ngày, tự nhiên sẽ có khoảng cách.

Điều quan trọng nhất là cha mẹ khi đã kinh qua sự chăm sóc của nhiều người, họ sẽ biết ai là người tốt với mình, và vì vậy, họ sẽ càng trân trọng tình yêu mà bạn dành cho họ.

Đối với những gia đình có điều kiện, việc cho phép người già có bảo mẫu riêng cũng là một cách để duy trì khoảng cách.

Cuối cùng, khi người già bị bệnh, đừng nói hết sự thật về bệnh tật của họ.

Người ta già đi, bệnh tật là điều đương nhiên, vậy nên bạn cũng đừng có gì nói nấy.

Không gian dối là một hình thức của sự hiếu thảo, nhưng lời nói dối nhưng có ý tốt cũng vậy.

Hãy cho cha mẹ những gợi ý tích cực hơn để thúc đẩy tâm trạng vui vẻ. Nếu bạn giữ được "sự thật" lại, nỗi đau cũng sẽ theo đó mà giảm đi một nửa.

Ngoài ra, khi tức giận, hãy học cách bình tĩnh, đừng nói ra những lời khiến người khác phải tổn thương.

Con cái dù hiếu thảo tới mấy, khi chăm sóc cha mẹ già, cũng cần có cái "độ" - Ảnh 3.

03

Tình yêu thương và sự cảm thông cần đến từ hai phía

Khi bạn gặp những bậc cha mẹ khó chiều, họ yêu cầu bạn trả tiền rồi đưa tiền đó cho những đứa con khác, bạn muốn mỉm cười cũng chẳng thể cười nổi.

Khi gặp phải những người anh chị em vô lý, bạn đảm đương mọi công việc chăm sóc cha mẹ, họ cho rằng bạn vốn nên làm như vậy vì tình hình tài chính khá giả hơn.

Mối quan hệ trong một gia đình là sự tương hỗ, đừng cứ luôn gánh lấy mọi chuyện một mình.

Bất kỳ mối quan hệ nào cũng cần phải có những tiêu chuẩn, đừng thúc ép quá mức thì mới có thể chung sống hòa bình.

Diệu Đan

Cùng chuyên mục
XEM