Tấn Giang - từ xưởng gia công trở thành 'thủ phủ' đóng giày Trung Quốc: 5.000 công ty, 20.000 gian hàng, gia công cho cả Nike và Adidas

25/07/2019 16:00 PM | Kinh doanh

Từng chỉ là xưởng gia công, Tấn Giang đã “thay da đổi thịt” trở thành trung tâm sản xuất giày lớn nhất, tạo ra trung bình hơn 100 tỷ NDT giá trị sản phẩm mỗi năm.

Thành phố này đã chứng kiến một sự thay đổi vô cùng thần kỳ. Sau khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa kinh tế vào cuối những năm 1970s và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào những năm 1980s, quốc gia này đã trở thành công xưởng gia công cho hàng loạt thương hiệu nổi tiếng. Tấn Giang được chọn để trở thành nơi gia công giày cho những công ty như Nike, Adidas.

Chợ buôn ở đây có hàng ngàn nhà sản xuất, nhà thiết kế, và nhà cung cấp bán mọi thứ để hoàn thiện một đôi giày: từ dây đai, dây buộc đến đế cao su, máy in hoa văn và máy ép, những cuộn vật liệu từ da đến da lộn và nhung.

Tấn Giang - từ xưởng gia công trở thành thủ phủ đóng giày Trung Quốc: 5.000 công ty, 20.000 gian hàng, gia công cho cả Nike và Adidas - Ảnh 1.

Một công nhân đang sản xuất đế cao su tại một nhà máy ở Thâm Quyến

Nhờ những kinh nghiệm lâu năm làm việc cho các thương hiệu nổi tiếng, những công ty ở đây đã sẵn sàng tự sản xuất sản phẩm của riêng mình. Dân số ít hơn 2 triệu người nhưng Tấn Giang lại tập trung3/4 nhãn hiệu giày nội địa lớn nhất.


Những bước đi đúng cho sự phát triển vượt bậc

Xtep là công ty tiêu biểu trong sự phát triển vượt bậc có đầu tư thích đáng. Được thành lập năm 1999 sau nhiều năm làm nhà sản xuất cho Nike, công ty đã không ngần ngại thuê những nhà sáng tạo hàng đầu cho những thiết kế tiên phong.

Một trong những phòng nghiên cứu được tiết lộ gọi là "phòng thí nghiệm nghiên cứu toàn cầu". Nơi đây có 6 đường chạy dài, cùng rất nhiều những thiết bị giúp kiểm tra thiết kế giày, máy chế tạo vật liệu, máy in 3D cũng như dây chuyền để sản xuất những chiếc giày mẫu.

Tấn Giang - từ xưởng gia công trở thành thủ phủ đóng giày Trung Quốc: 5.000 công ty, 20.000 gian hàng, gia công cho cả Nike và Adidas - Ảnh 2.

Đường chạy 6 làn tại phòng thí nghiệm của Xtep

Với những thiết kế dành riêng cho các vận động viên thì cần thực hiện nhiều đánh giá sâu hơn và dựa vào nhiều yếu tố như là: tình trạng chân, cơ chế sinh học, nhu cầu cá nhân và cả những yêu cầu riêng của cuộc thi. Những đôi giày thế này thường mất trên dưới 1 năm để hoàn thiện, nhưng lại đạt được hiệu quả truyền thông cao hơn nhiều.

Vào năm ngoái, doanh số Xtep tăng 25% lên 6,4 tỷ NDT, là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ 2010. Đối thủ của Xtep, Anta tăng 44% doanh thu lên 24,1 tỷ NDT vào năm 2018. Hai công ty này, cùng với 361 là 3 trong 4 công ty giày nội địa lớn nhất Trung Quốc.

Hiện Anta có khoảng 10.000 cửa hàng trên toàn Trung Quốc, trong khi Xtep có hơn 6.000 cửa hàng và 361 có khoảng 5.500. Đây là ba công ty sản xuất giày lớn nhất có trụ sở tại đây.


Mối lương duyên họ Ding

Thật bất ngờ là ông chủ của ba "khủng long" tại Thâm Quyến đều cùng họ, dù chẳng có huyết thống gì với nhau.

Người sáng lập Anta là Ding Shizhong và Xtep là Ding Shuipo, cùng lớn lên tại 1 thị trấn và còn là hàng xóm. Thậm chí, họ bằng tuổi và học cùng lớp. Sau nhiều năm, cả hai vẫn vô cùng thân thiết. Hiện tại, trụ sở của hai công ty này cách nhau hai tòa nhà trong cùng 1 khu công nghiệp.

Ông chủ 361 thì tên là Ding Huihuang, là một người khá kín tiếng.


Bài toán mở rộng thị phần và sự hỗ trợ từ Chính phủ

Thị trường đang ngày càng bão hòa và cạnh tranh, Nike và Adidas liên tục phát triển trong thập kỉ và chiếm lĩnh thị trường. Năm 2016, Adidas đã công bố kết hoạch mở rộng mạng lưới bán hàng từ 9.000 đến 12.000 cửa hàng tại Trung Quốc vào năm 2020.

Tấn Giang - từ xưởng gia công trở thành thủ phủ đóng giày Trung Quốc: 5.000 công ty, 20.000 gian hàng, gia công cho cả Nike và Adidas - Ảnh 3.

Về thị phần, các thương hiệu Trung Quốc vẫn còn thua xa các thương hiệu ngoại như Nike hay Adidas

Để mở rộng thị trường và vượt qua được những thương hiệu quốc tế, những công ty ở đây đang có những sự đầu tư táo bạo và dài hơi.

Xtep đã trở thành đối tác chính thức của China Marathon vào năm ngoái. Với hơn 1.581 đường chạy marathon, tăng 44% so với năm 2017 (theo như tổ chức China Athletic Association), lợi nhuận thu về cho Xtep là vô cùng lớn.

Tháng 3 năm nay, Xtep hợp tác với Wolverine World Wide có trụ sở tại Michigan, công ty sở hữu thương hiệu giày cho đi bộ đường dài Merrell. Tháng trước công ty này cũng trả 260 triệu USD tiền mặt để mua giày dép E- land, chủ sở hữu của các thương hiệu giải trí K-Swiss, Palladi và Supra. Việc mua lại được nhận xét giúp công ty tăng cường hoạt động kinh doanh, cũng như lấp đầy những khoảng trống trên thị trường.

Anta thì đã trở thành đối tác chính thức cho các môn thể thao của Thế vận hội mùa Đông năm 2022 tại Bắc Kinh. Công ty này cũng tài trợ cho đội tuyển quốc gia Trung Quốc kể từ Thế vận hội 2016 ở Rio de Janeiro.

Theo dự báo, doanh số bán đồ thể thao ở Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 45% so với năm ngoái, lên 58.2 tỷ USD vào năm 2023.

Tấn Giang - từ xưởng gia công trở thành thủ phủ đóng giày Trung Quốc: 5.000 công ty, 20.000 gian hàng, gia công cho cả Nike và Adidas - Ảnh 4.

Một cửa hàng bán đồ thể thao của Xtep tại Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc cũng rất ủng hộ sự phát triển của thể thao và giữ gìn sức khỏe trong xã hội già hóa. Chương trình Healthy Care đang được tiến hành với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có hơn 700 triệu người tham gia hoạt động thể chất ít nhất 1 lần/tuần.

Vào năm 2020, Trung Quốc dự định tổ chức 1.900 sự kiện chạy, tương đương với 5 cuộc đua đường dài mỗi ngày trên cả nước. Mục tiêu của Bắc Kinh là tăng gấp đôi quy mô của ngành thể thao nước này lên 5 nghìn tỷ USD vào năm 2025, từ mức 2000 tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái.

Phong Ninh

Cùng chuyên mục
XEM