Tâm sự mùa dịch Covid-19: Tôi không sợ mình bị bệnh, tôi chỉ sợ mình sẽ chết đói!

24/03/2020 17:00 PM | Kinh doanh

Những kệ hàng trống, mua hàng dự trữ và nỗi sợ hãi trong đại dịch Covid-19 sẽ chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Lúc đầu tôi không thực sự quan tâm đến Covid-19. Tôi đã không lo lắng khi nó lan rộng trên cả nước. Tôi cứ rửa tay. Khi ngày càng có nhiều người nổi tiếng mắc bệnh, tôi yên tâm rằng việc họ luôn tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp sẽ giúp họ phục hồi nhanh chóng. Ngay cả khi tin tức dồn dập cung cấp cho chúng tôi những cảnh báo khó hiểu, truyền thông xã hội đã tấn công chúng tôi bằng những thuyết âm mưu, và mẹ tôi đã dồn dập nhắc nhở tôi bằng những cuộc điện thoại, tôi vẫn thận trọng nhưng tôi không hề sợ.

Đó là những gì tôi nghĩ cho đến khi tôi thấy các cửa hàng đang nhanh chóng cạn kiệt thực phẩm và nguyên liệu.

Nhiều người đang chia sẻ những hình ảnh và video về các kệ hàng và lối đi trống rỗng, không chỉ cạn kiệt đồ dùng mà còn cả đồ hộp, đồ ăn đông lạnh, giấy vệ sinh, nước và thức ăn trẻ em. Đột nhiên, tôi thấy mình phải vật lộn với một nỗi sợ hãi mãnh liệt mà tôi không hề mong đợi và tôi cũng đã không phải trải qua điều đó một thời gian dài. Một loạt #EmptyShelfies - như cách tôi gọi chúng - đã khiến tâm trí tôi rơi vào vòng xoáy: Sẽ thế nào nếu mọi nơi đều hết thức ăn? Điều gì sẽ xảy ra nếu giá bắt đầu tăng lên và tôi không thể đủ khả năng chi trả cho thực phẩm? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi chết đói trước khi bất kỳ virus nào có thể lây nhiễm với tôi?

Tôi không sợ hãi vì dịch bệnh, tôi sợ bị thiếu thực phẩm trong cơn đại dịch.

Điều này nghe có vẻ kịch tính, nhưng tôi không phải là người duy nhất bị lo lắng bởi cảnh các kệ hàng trống. Chính việc mua hàng dự trữ sẽ gây ra hoảng loạn mua hàng. Mọi người đang dự trữ nhiều hơn những gì họ cần (được thúc đẩy bởi những #EmptyShelfies), dẫn đến nguy cơ về sự khan hiếm toàn cầu. Nhân viên các cửa hàng tạp hóa bị choáng ngợp, hàng tồn kho thấp và những người có rủi ro cao nhất khi bị nhiễm Covid-19 không thể kiếm được những gì họ cần để tồn tại trong tương lai.

Cơn ác mộng của tôi trở thành sự thật. Nhìn vào sự thiếu hụt thực phẩm cũng như nguồn cung cấp và cố gắng lên kế hoạch cho một tương lai vô định, tôi lại cảm thấy như một cô bé tám tuổi đói khát, sợ rằng tôi không thể làm bất cứ điều gì để chăm sóc bản thân. Và rất nhiều người bắt đầu cảm thấy như vậy.

Mất an toàn thực phẩm không phải vấn đề gì mới, và nó luôn đánh vào những người da màu một cách khó khăn nhất. Theo USDA, khoảng 21% hộ gia đình người Mỹ gốc Phi và 16% hộ gia đình gốc Tây Ban Nha không đảm bảo được an toàn về lương thực, có nghĩa là họ không có quyền được tiếp cận với những thực phẩm đáng tin cậy, giá cả phải chăng và bổ dưỡng. Nhiều POC (bằng chứng về khái niệm) đã không tiếp cận được với thực phẩm và hầu hết mọi người (thậm chí cả những người có thu nhập bình thường ở mức trung bình) vẫn không có đủ khả năng để mua hàng ở các cửa hàng tạp hóa được khuyến nghị.

Tâm sự mùa dịch Covid-19: Tôi không sợ mình bị bệnh, tôi chỉ sợ mình sẽ chết đói - Ảnh 1.

Những người không được đảm bảo về an ninh thực phẩm có nguy cơ rủi ro sức khỏe cao hơn trong cuộc khủng hoảng này. Và những người vẫn chưa được đảm bảo nguồn thực phẩm rất có thể sẽ cảm thấy mình phải đối mặt với khả năng nhiễm bệnh khi đại dịch tiếp tục. Thu nhập không chắc chắn; nền kinh tế đã bị ảnh hưởng nặng nề. Một lần nữa, virus không phải là mối đe dọa lớn nhất mà là sự thiếu khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên.

Sự khan hiếm thực phẩm và nghèo đói mà tôi trải qua khi còn nhỏ sắp trở thành một vấn đề rất thực tế của cuộc sống trong đại dịch này. Làm thế nào để chúng ta có thể tìm thấy được sự yên tâm?

Đây là một vấn đề lớn và nhiều người trong chúng ta chưa từng phải trải qua bất cứ điều gì tương tự trước đây. Đó là điều hoàn toàn bình thường đến nỗi nhiều người có thể cảm thấy lo lắng và chán nản ngay lúc này. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến sự lo lắng và trầm cảm bởi chúng ta vẫn đang tiếp tục chờ đợi xem đại dịch này diễn ra như thế nào. Ngay bây giờ, chúng ta đang cùng nhau nín thở để chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra. Mọi cảm giác bình thường đều đã bị phá vỡ, và do đó, sự thay đổi trong thói quen và tăng nhu cầu về thực phẩm sẽ góp phần làm tăng sự căng thẳng.

Nỗi sợ hãi và lo lắng mà tất cả chúng ta đang phải trải qua có thể là bình thường trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng chúng không phải là điều hữu ích.

Một số nỗi sợ hãi và lo lắng là tốt cho chúng ta bởi vì chúng khiến ta phải hành động và làm những việc cần để chăm sóc bản thân nhưng khi nỗi sợ hãi trở nên quá mức thì cũng là lúc nó có thể trở thành thứ gì đó khiến chúng ta cảm thấy suy nhược, bất lực và bất động.

Bất lực chính xác là điều tôi từng cảm thấy khi còn nhỏ. Điều đó có lẽ chỉ là điều mà nhiều người cảm thấy ngay bây giờ, nhưng không phải là cái mà tôi muốn cảm thấy nữa.

Coronavirus sẽ ảnh hưởng đến chúng ta cũng như xã hội bằng nhiều cách. Chúng ta không chỉ phải suy nghĩ về khả năng có thể bị bệnh mà còn phải lo lắng về tài khoản ngân hàng đang cạn dần, sự nghiệp và ngay cả tủ bếp cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch này. Đây là thời điểm đáng sợ, nhưng nỗi sợ hãi đôi khi có thể nguy hiểm hơn bất kỳ loại virus nào. Nó khiến chúng ta hoang mang, phản ứng thái quá và tích trữ thực phẩm.

Nỗi sợ hãi khi tôi lên tám đã khiến tôi phải chuẩn bị quá nhiều và nhét túi vào bất cứ thứ gì tôi có thể tìm thấy. Rất nhiều người trong chúng ta đang đi vào con đường đó. Trong khi tôi có thể bị kích động bởi những ký ức về thời thơ ấu của mình trong những thời điểm khan hiếm như thế này, tôi cũng vẫn nhắc nhở bản thân về cách tôi sống sót nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng.

Mẹ tôi đã làm việc rất chăm chỉ với rất nhiều công việc để nuôi tôi và em gái tôi, nhưng khi bà không đủ khả năng để mua bát mì 99 cent, chúng tôi đã được gia đình và bạn bè có đủ điều kiện hơn giúp đỡ. Chính sự hỗ trợ và đoàn kết đó là những gì mà cộng đồng mang lại cho chúng ta trong suốt tương lai vô định phía trước. Khả năng tồn tại của chúng ta dựa trên khả năng chúng ta có thể đến với nhau như một cộng đồng.

Và đúng như vậy, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi chúng trở nên tốt hơn. Nhưng nếu nói rằng tôi đã học được bất cứ điều gì giữa tuổi trẻ của tôi và thời điểm này, thì điều đó chính là mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Khi chúng ta giữ bình tĩnh, thông minh và đừng để nỗi sợ hãi điều khiển mọi bước đi của chúng ta, mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn. Và khi chúng ta dựa vào cũng như hỗ trợ lẫn nhau và chia sẻ những gì chúng ta có thể, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Khi tôi nhìn lại thời thơ ấu của mình và thừa nhận thực tế khắc nghiệt mà mình đã trải qua, tôi mỉm cười khi biết rằng tất cả đã được giải quyết nhờ vào nỗ lực của cả một tập thể. Và vì vậy tôi biết tôi có thể nhìn về phía trước, nhìn nhận sự nghiêm trọng của cơn đại dịch mà chúng ta đang phải đối mặt và biết rằng chúng ta có thể tìm thấy hạnh phúc, những điều bình thường mới cùng nhau.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM