Tâm lý học chỉ rõ 4 lối suy nghĩ xấu xí, nhỏ mọn mà những người không bao giờ làm nên đại sự tìm mọi cách che giấu

02/12/2019 11:16 AM | Sống

Bạn có thể sẽ "cùng level" với ai đó trong một thời điểm nào đó. Nhưng nó không có nghĩa là bạn và người đó sẽ cùng level đến hết đời. Đừng để giới hạn của họ là giới hạn của bạn. Đừng để những lời lẽ của họ khiến bạn dừng lại.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, sẽ có lúc bạn gặp phải những điều đen tối, xấu xa từ người khác.

Thế nên trong bài viết này tôi sẽ vạch mặt những điều xấu xa đó. Biết được điều này, bạn sẽ sống thực tế hơn, hiểu sâu hơn về tâm lý con người, cũng như không còn bận tâm về những điều vớ vẩn hay gièm pha từ người khác nữa.

1 - Cách người khác cư xử với bạn phụ thuộc vào việc họ coi bạn là nhóm người nào?

Tương tự khi nhìn một người phụ nữ. Trong đầu chúng ta thường có thang điểm cho ngoại hình của họ. Nếu trước mặt là một cô gái 9 điểm, bạn sẽ cư xử rất đặc biệt. Trong khi nếu trước mặt là một cô gái 4 điểm, bạn sẽ cư xử nhạt nhòa, qua loa. (Nghe thật đáng buồn, nhưng đó là sự thật!)

Cách người khác cư xử với bạn CŨNG GIỐNG HỆT như vậy. Dựa vào ngoại hình, thần thái của bạn, họ sẽ có một cái nền tảng định hình bạn là nhóm người nào trong xã hội. Rồi từ cái nền tảng đó, họ sẽ lựa chọn cách cư xử với bạn cho phù hợp.

Nếu họ nghĩ bạn là anh sinh viên nghèo, họ sẽ cư xử với bạn như một anh sinh viên nghèo.

Nếu họ nghĩ bạn là người có tiền, họ sẽ cư xử với bạn như một người có tiền.

Nếu họ nghĩ bạn là người địa vị cao, họ sẽ cư xử với bạn như một người có địa vị cao.

Muốn được người khác đối xử với bạn như một người địa vị cao ư? Vậy, rõ ràng, bạn phải giống với một người địa vị cao.

Cách người địa vị cao đi như thế nào?

Cách người địa vị cao nhìn người khác ra làm sao?

Cách người địa vị cao cư xử với người khác như nào?

Quan trọng hơn cả, đó là cách người địa vị cao ăn mặc như thế nào?

Khi bạn làm được tất cả những điều đó, những người xung quanh dù xem chừng bạn, nhưng họ không thể coi thường bạn.

Nhớ nhé, không ai nói với bạn điều này đâu, nhưng người khác sẽ đối xử với bạn dựa trên việc họ nghĩ bạn là nhóm người nào trong xã hội.

Tâm lý học chỉ rõ 4 lối suy nghĩ xấu xí, nhỏ mọn mà những người không bao giờ làm nên đại sự tìm mọi cách che giấu - Ảnh 1.

2 - Càng quen biết, càng khó chấp nhận việc bạn giỏi hơn họ

Cứ 100 người thì chỉ có khoảng 10 người chấp nhận việc bạn giỏi, bạn thành công hơn họ. Số còn lại sẽ ra mặt hoặc phản ứng ngầm trong đầu. Xu hướng này rõ ràng hơn khi đó là những người có quen biết với bạn từ trước.

Điều này trái ngược với một người lạ. Một người lạ thì dù bạn giỏi hơn họ, thành công hơn họ, hay tuổi đời kém họ thì HỌ VẪN THÍCH ĐƯỢC KẾT GIAO và dễ dàng CÔNG NHẬN TÀI NĂNG CỦA BẠN.

Còn những người có quen biết, họ biết khi xưa bạn thế nào, họ biết trước kia bạn cũng không hơn gì họ. Nhưng bẵng đi vài năm bạn đột nhiên xuất hiện như một người thành công, giỏi giang và lắm tiền? Lúc này, họ sẽ khó lòng mà chấp nhận nổi sự thật.

Bạn có thể sẽ "cùng level" với ai đó trong một thời điểm nào đó. Nhưng nó không có nghĩa là bạn và người đó sẽ cùng level đến hết đời. Đừng để giới hạn của họ là giới hạn của bạn. Đừng để những lời lẽ của họ khiến bạn dừng lại. Hãy tiếp tục đẩy cao giới hạn của mình để gặt hái thành công mới.

3 - Phải có người thua mới có kẻ thắng

Nhưng trong đời sống thực, không phải lúc nào chúng ta cũng có quyền sắp đặt. Không phải lúc nào trạng thái cũng Win-Win. Đa số tình huống đều diễn biến theo trạng thái Winner - Loser, phải có người thua thì mới có kẻ thắng.

Lấy ví dụ như thăng chức, bạn lên chức thì những người ganh đua với bạn ngậm ngùi. Nếu bạn trúng số, những người còn lại tiếc rẻ...

Sự thật xấu xí về con người là vậy đó. Phải có người thua thì mới có kẻ thắng.

Tâm lý học chỉ rõ 4 lối suy nghĩ xấu xí, nhỏ mọn mà những người không bao giờ làm nên đại sự tìm mọi cách che giấu - Ảnh 2.

4 - Ai cũng biết quy tắc có qua có lại, nhưng nhiều người cố tình quên

Quy tắc xã hội có-qua-có-lại là điều mà ai cũng biết. Nó được áp dụng cho tất cả các loại xã hội từ xưa đến nay, từ phương Tây cho tới phương Đông. (Đừng nhầm với quan hệ tình cảm, hay quan hệ nịnh bợ, cấp trên cấp dưới…)

Ví dụ bạn tặng quà ai đó vào dịp sinh nhật. Họ sẽ tặng lại món quà tương tự khi sinh nhật bạn đến.

Nếu bạn giúp ai đó một thứ gì đó đáng kể. Họ sẽ phải giúp bạn một việc gì đó đáng giá.

Nếu bạn chịu ơn ai đó. Bạn phải trả ơn ai đó.

Tuy nhiên quy tắc xã hội không phải bộ luật. Đôi khi nó mập mờ và không rõ ràng. Thế nên có nhiều người đã lợi dụng việc này để chuộc lợi cho bản thân. Và bạn cần phải tỉnh táo để vượt qua chuyện này.

Ví dụ vay tiền bạn hết lần này đến lần khác trong khi bạn chẳng vay được họ lần nào. Có việc gì là họ nghĩ tới bạn đầu tiên trong danh sách nhờ vả. Trong khi bạn chẳng nhờ vả được họ bao giờ.

Họ đến nhà bạn chơi bạn bày cỗ thịnh soạn. Đến nhà họ chơi, họ tiếp bạn bằng mấy con cá khô.

Trước đây tôi bị lợi dụng rất nhiều lần. Nhưng từ khi biết đến quy tắc này, tôi chỉ cần đơn giản là đếm: 1, 2, 3. Nếu họ vi phạm quy tắc xã hội quá 3 lần. Không cần biết họ tốt với ai, tuyệt vời với ai, thành công đến đâu, nhưng trong mắt tôi họ chẳng là gì cả, tôi không muốn gặp và phí thời gian quan hệ với họ nữa.

Kết luận

Đó là 4 điều xấu xí về con người mà tôi muốn chia sẻ trong bài viết này. Mục đích của bài viết không phải là để mô tả về sự xấu xí mà để bạn biết thêm phần nào về cuộc sống thực. Cũng như phân biệt được ai xấu, ai tốt. Và quan trọng là giữ lại ai và bỏ qua ai trong cuộc sống này.

Đưa cho người đàn ông một con cá, anh ta no cả ngày. Nhưng đưa cho anh ta cái cần câu, anh ta no cả đời. Tôi muốn đưa cho bạn chiếc cần câu tuyệt vời! 

Lai H.

Cùng chuyên mục
XEM