Tại sao tỷ lệ thất nghiệp thấp lại khiến giá hàng hóa giảm?

12/07/2017 11:08 AM | Kinh tế vĩ mô

Nghiên cứu mới đây cho thấy mỗi tương quan kỳ lạ giữa tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ và mức giá hàng hóa trên thế giới.

Thông thường, quan điểm cho rằng khi tỷ lệ việc làm tại Mỹ tăng thì giá các mặt hàng cũng đi lên theo là điều khá hợp lý. Kết luận này dựa trên luận điểm rằng người lao động có thu nhập cao hơn để chi tiêu cho các mặt hàng, qua đó đẩy cung đi lên và nâng giá theo sau.

Hơn nữa, dù chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng nhưng lượng tiêu thụ hàng hóa nguyên vật liệu, nhu yếu phẩm của Mỹ bình quân đầu người lại vô cùng lớn. Số liệu của Dave Tilford cho thấy người Mỹ sử dụng tới 1/3 lượng giấy toàn cầu, 1/4 lượng dầu mỏ, 23% lượng than, 27% lượng nhôm và 19% lượng đồng. Nói đơn giản, thị trường Mỹ ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu và mức giá hàng hóa trên thị trường.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy mỗi tương quan kỳ lạ giữa tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ và mức giá hàng hóa trên thế giới. Số liệu của S&P Goldman Sachs Commodity Index, theo dõi diễn biến của 24 loại hàng hóa chủ chốt cho thấy dù có nhiều biến động nhưng giá các mặt hàng có xu hướng tỷ lệ thuận với tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ.

Tại sao tỷ lệ thất nghiệp thấp lại khiến giá hàng hóa giảm? - Ảnh 1.

Chỉ số S&P Goldman Sachs Commodity Index và tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ

Một nghiên cứu năm 2011 chỉ ra rằng sự gia tăng dầu thô đã kéo theo tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đi lên trong vòng 2 năm khảo sát. Mặc dù mô hình này không thực sự hoàn hảo nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng có thể sử dụng giá dầu như một công cụ báo hiệu cho nền kinh tế tương lai. Nói đơn giản, giá dầu thấp hiện nay sẽ là tiền đề cho cho một nền kinh tế phát triển trong tương lai.

Vậy tại sao giá hàng hóa và giá xăng thấp lại tác động qua lại với nền kinh tế?

Đầu tiên, tăng trưởng kinh tế và kỹ thuật giúp gia tăng năng suất, qua đó giúp các nhà sản xuất, tiêu thụ có được những vòng lặp kinh doanh sản phẩm hiệu quả, từ khai phá cho đến bước thoái trào của vòng đời hàng hóa.

Với tính hiệu quả này, nguồn vốn cần cho nguyên liệu đầu vào được tiết giảm do chi phí được tính toán kỹ lưỡng, qua đó khiến nhà đầu tư chuyển vốn sang nguồn lực lao động.

Tại Mỹ hiện nay, các nhà sản xuất tốn ít nguyên liệu thép hay những kim loại khác hơn để sản xuất xe hơi, đồng thời tốn ít năng lượng hơn để chúng cận chuyển trên đường nhờ công nghệ phát triển. Trong khi đó, mảng năng lượng sạch được đầu tư nghiên cứu nhờ nguồn vốn dư thừa này, qua đó tạo thêm nhiều việc làm trong ngành và đẩy giá dầu đi xuống.

Tại sao tỷ lệ thất nghiệp thấp lại khiến giá hàng hóa giảm? - Ảnh 2.

Năng lượng sạch phát triển tại Mỹ

Bên cạnh đó, Mỹ đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ sau cuộc khủng hoảng 2008 nhằm gia tăng việc làm cho đến tận năm 2016. Chính sách này khiến lãi suất hạ xuống quanh mốc 0%, thúc đẩy kinh doanh, tăng tín dụng cũng như tạo thêm việc làm trong xã hội.

Những nhà sản xuất, khai khoán nguyên liệu sẽ cần thêm lao động để mở rộng kinh doanh. Tuy vậy, do lượng cung tăng, giá hàng hóa như dầu mỏ, ngũ cốc sẽ phải giảm.

Yếu tố thứ 3 cho khả năng việc làm tăng nhưng giá hàng hóa lại giảm là dân số Mỹ đang già đi, qua đó tăng tỷ lệ nghỉ hưu và số việc làm trống. Trong khi đó, người già tiêu thụ ít hàng hóa thiết yếu hơn lớp trẻ, khiến nhu cầu không tăng đáng kể, qua đó kéo giá hàng hóa xuống.

Tại sao tỷ lệ thất nghiệp thấp lại khiến giá hàng hóa giảm? - Ảnh 3.

Số lao động có nhu cầu tham gia thị trường việc làm tại Mỹ đi xuống

Ngoài ra, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tăng sản lượng khai thác dầu mỏ, sản xuất thép và sản lượng nông nghiệp cũng sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đi xuống nhưng kéo theo cả giá hàng hóa hạ.

Những tín hiệu gia tăng lãi suất mới đây của Cục Dữ trữ liên vang Mỹ (FED) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường lao động và hàng hóa. Lãi suất tăng sẽ khiến đồng USD giảm giá, qua đó giảm giá hàng hóa. Tuy nhiên, tín hiệu này cũng cho thấy nền kinh tế Mỹ đang hồi phục, qua đó thúc đẩy nhà đầu tư từ bỏ những kênh an toàn để gia tăng kinh doanh, qua đó tạo thêm nhiều việc làm trong xã hội.

Đầu thập niên 1980, lãi suất cao đã khiến giá hàng hóa giảm trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng thấp. Đến thời kỳ 2001-2008 và 2010-2011, việc giảm lãi suất đã khiến giá hàng hóa tăng cao trong khi tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng theo.

Hiện nay, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp thấp nhưng do mức lương tặng chậm khiến người tiêu dùng Mỹ không tăng nhiều chi tiêu, qua đó tạo nên hiện tượng nhiều việc làm hơn nhưng giá hàng hóa không tăng mấy.

Tại sao tỷ lệ thất nghiệp thấp lại khiến giá hàng hóa giảm? - Ảnh 4.

Mức tăng trưởng tiền lương tại Mỹ chậm lại

Kể từ giữa tháng 2 năm nay, giá hàng hóa trên thị trường toàn cầu đã giảm 9%, đi cùng tỷ lệ thất nghiệp giảm của Mỹ.

Mặc dù vậy, các chuyên gia của Goldman Sachs cho rằng khó có thể tạo sự liên quan giữa chuyện thất nghiệp tại Mỹ với giá hàng hóa thế giới. Hiện tại, tất cả mới chỉ là giả thuyết.

BT

Cùng chuyên mục
XEM