Tại sao từ cổ chí kim, anh hùng hảo hán đều không qua được ải mỹ nhân?

29/10/2018 09:21 AM | Sống

Từ trước đến nay, anh hùng hảo hán dù có gặp núi Thái Sơn thì mặt cũng không biến sắc, đao gươm ngoài xa trường cũng chẳng làm khó được họ, nhưng tại sao lại chẳng qua được ải mỹ nhân?

Anh hùng và mỹ nhân luôn là nam - nữ chính trong lịch sử nhân loại, nhưng phàm là những người dung mạo trác tuyệt, nghiêng nước nghiêng thành, một khi đã ngã vào lòng thì thân là đàn ông rất khó kháng cự lại. Từ cổ chí kim, có rất nhiều anh hùng hảo hán xông pha chiến trường, hiếm khi bại dưới âm mưu của kẻ thù nhưng lại bại dưới ải mỹ nhân.

Không Tử từng nói: "Ẩm thực nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên" (dịch: ăn uống nam nữ là chuyện đại sự đời người). Từ góc độ tâm lý mà nói, chẳng những là yêu mỹ nhân, đến yêu cái đẹp ai mà chẳng có. Một người dung mạo bất phàm, đoan trang dịu dàng, đến phụ nữ còn không nhịn được mà liếc một cái, nói gì đến đàn ông?

Tại sao từ cổ chí kim, anh hùng hảo hán đều không qua được ải mỹ nhân? - Ảnh 1.

Mỹ nhân Đát Kỷ mê hoặc Trụ Vương trên màn ảnh

Đàn ông không qua được ải mỹ nhân, đây là chuyện bình thường. Bá chủ đầu tiên thời Xuân Thu chiến quốc, Tề Hoàn Công từng hỏi Quản Trọng: "Ta có một tật xấu nhỏ, đó là thích săn bắn và nữ sắc, có khi nào sẽ ảnh hưởng đến nghiệp xưng bá của ta?", Quản Trọng nói: "Không ảnh hưởng", Quản Trọng nói mỹ sắc không ảnh hưởng đến sự nghiệp, nhưng cả tin kẻ tiểu nhân sẽ là đòn chí mạng.

Nhà Hạ diệt vong bởi Muội Hỉ, triều Thương diệt vong do Đát Kỷ, còn Tây Chu vong quốc cũng bởi Bao Tự, ba triều đại liên tiếp bị diệt vong bởi mỹ sắc, đây là lời cảnh báo các bậc đế vương không được quá đắm chìm vào nữ sắc. Yêu cái đẹp không có gì là sai, nhưng nếu đắm chìm vào nó, bậc đế vương nặng thì diệt quốc, người anh hùng nặng thì diệt thân.

Trong 36 kế, mỹ nhân kế, ai lại không biết, không hiểu nhưng binh gia mười lần thì cũng đến chục lần dùng đến nó, và thực tế cho thấy hoàng đế anh hùng bại dưới kế sách này cũng không phải số ít.

Ví dụ điển hình nhất chính là Ngô quốc thời Xuân Thu. Khi đó, nước Ngô bao vây nước Việt tại núi Hội Kê, Việt sang Ngô cầu hòa, Việt vương là Câu Tiễn sang nước Ngô làm con tin. Sau đó, Phù Sai thả Câu Tiễn về nước, đại phu (chức quan to thời xưa, dưới quan khanh, trên quan sĩ) Văn Chủng hiến cho Câu Tiễn 7 sách lược diệt Ngô, trong đó có mỹ nhân kế. Câu Tiễn gửi Tây Thi sang nước Ngô. Phù Sai ngày ngày đắm chìm trong mỹ sắc, bỏ bê quốc gia đại sự, cuối cùng bước vào con đường vong quốc.

Điêu Thuyền thời Tam Quốc cũng bị cha nuôi Vương Doãn lợi dụng để ly gián mối quan hệ giữa Lã Bố và Đổng Trác. Điêu thuyền vốn là một cung nữ chạy nạn thời Hán Linh Đế, nhan sắc hoa nhường nguyệt thẹn như tiên nữ giáng trần. Vương Doãn nhận nàng làm con gái nuôi, lợi dụng nhan sắc của nàng, nghĩ ra kế ly gián.

Trước gả Điêu Thuyền cho Lã Bố, sau lại tặng nàng cho Đổng Trác. Một hôm, Vương Doãn cố ý sắp đặt cho Điêu Thuyền và Lã Bố gặp nhau, Điêu Thuyền kể khổ với Lã Bố, nói Đổng Trác ức hiếp mình, kết quả bị Đổng Trác bắt gặp. Đổng Trác cướp lấy binh khí trong tay Lã Bố, muốn giết Lã Bố, nhưng lã Bố đã chạy thoát, từ đó về sau hai người trở thành kẻ thù không đội trời chung. Sau này, Lã Bố dưới sự kích động của Vương Doãn đã giết chết Đổng Trác, vì tranh giành mỹ nhân với Đổng Trác mà đã tự mình hủy hoại tiền đồ phía trước.

Tại sao từ cổ chí kim, anh hùng hảo hán đều không qua được ải mỹ nhân? - Ảnh 2.

Vì mỹ nhân ĐIêu Thuyền, cha con Lữ Bố và Đổng Trác trở thành tình địch. Trong cơn nóng giận, Lữ Bố đã giết chết người cha nuôi Đổng Trác, đồng thời cũng trừ khử đại họa của giang sơn nhà Hán.

Trong Tam Quốc Chí, phần Quan Vũ có ghi chép một tình tiết đặc sắc về việc Quan Vũ xin Tào Tháo ban cho mỹ nhân. Tào Tháo và Lưu Bị liên thủ đánh Lã Bố, trước khi công thành, Quan Vũ nhiều lần đến thỉnh cầu Tào Tháo sau khi công thành hãy ban cho thê tử của Tần Nghi Lộc, một thuộc hạ của Lã Bố. 

Tào Tháo ban đầu đã đồng ý với thỉnh cầu này. Nhưng sau khi công thành, Quan Vũ vẫn nhắc chuyện này với Tào Tháo, Tào Tháo bắt đầu hoài nghi có gì đó bất thường, vì vậy, cho triệu thê tử của họ Tần. Tào Tháo sau đó đã nuốt lời, giữ nàng lại làm hậu cung của mình.

Mã Vị Đô luôn nói: "Lịch sử không có chân tướng, cái sót lại là đạo lý", Quan nhị gia có giống chúng ta không thoát được ải mỹ nhân hay không cái này không bàn đến, nhưng sự trượng nghĩa và trung thành của Quan Vũ thì người người đều biết đến và ca tụng.

Dẫu sao thì đam mê nữ sắc không có gì là sai, nó phù hợp với nhu cầu sinh lý và tâm lý của con người, nhưng quá chìm đắm vào nó lại là không cần thiết. Biết giữ mình vẫn là tốt nhất!

Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM