Tại sao những nước giàu như Australia, Thụy Điển cố gắng biến rác thành nhiên liệu?

29/06/2017 09:44 AM | Xã hội

Nhiên liệu chất thải rắn là một lựa chọn thay thế cho than và khí đốt, nhiên liệu chất thải rắn có thể được đốt cháy để tạo ra điện với lượng CO2 thấp hơn nhiều so với nhiên liệu hóa thạch.

Chính phủ liên bang Úc gần đây tuyên bố sẽ cấp cho công ty tái chế ReourceCo một khoản vay 30 triệu AUD (khoảng 519 tỷ VND) để xây dựng 2 nhà máy sản xuất nhiên liệu từ chất thải rắn.

Biến chất thải thành năng lượng là một phần quan trọng của ngành công nghiệp chất thải ở châu Âu. Nhu cầu lớn về nhiệt đồng nghĩa với đốt chất thải có kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả trở thành một điều phổ biến. Tuy nhiên, khác so với châu Âu, Úc thiếu một thị trường đã phát triển, cộng động thiếu hoan nghênh ý tưởng này và không có chính sách rõ ràng nào của chính phủ khuyến khích việc sử dụng nguồn nhiên liệu từ chất thải.

Tuy nhiên, thông báo của chính phủ liên bang cùng với việc thu hút nguồn ngân sách nhà nước, một cuộc thẩm vấn của nghị viện New South Wales và một số dự án mới đang được thảo luận cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng đối với việc chuyển hóa rác thải thành năng lượng và nhiên liệu.

Nhiên liệu chất thải rắn là gì?

Người Úc đang ngày càng lãng phí hơn. Số lượng rác được thải ra đang tăng nhanh hơn cả dân số và nền kinh tế. Tái chế là cách tiếp cận chính để khôi phục các nguồn tài nguyên và giảm bớt số lượng rác thải chôn vùi trong lòng đất trong vòng 20 năm qua, nhưng còn rất nhiều việc cần phải làm.

Một phần của giải pháp là biến rác thải thành năng lượng – sử dụng một loạt các quá trình nhiệt hoặc sinh học để thu giữ năng lượng được tích hợp trong chất thải, khiến cho nó có thể trực tiếp chuyển hóa thành nhiệt và điện hoặc để sản xuất nhiên liệu rắn.

Các nhà máy sản xuất nhiên liệu từ những vật liệu dễ cháy (giàu năng lượng) được tìm thấy trong rác thải của các hộ gia đình và rác thải công nghiệp. Các vật liệu phù hợp bao gồm các loại giấy không tái chế được, nhựa, gỗ và hàng dệt may. Chúng là những vật liệu thường được vùi trong những hố chôn rác và thường đến từ các cơ sở tái chế hiện có sau khi họ phải vứt bỏ các vật liệu không tái chế được.

Chất thải rắn được sản xuất theo những cách khác nhau tùy thuộc vào tính chất của chúng. Các phương pháp có thể được áp dụng bao gồm sấy khô, nghiền vụn, nén thành than bánh hoặc viên nhiên liệu. Nhiên liệu có thể được thiết kế đặc biệt để dễ dàng vận chuyển và cho những mục đích sử dụng khác nhau. Đây là một sự lựa chọn thay thế phù hợp cho nhiên liệu hóa thạch.

Nhiên liệu chất thải rắn dùng để làm gì?

Là một lựa chọn thay thế cho than và khí đốt, nhiên liệu chất thải rắn có thể được đốt cháy để tạo ra điện với lượng CO2 thấp hơn nhiều so với nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài điện, các ngành công nghiệp khác đòi hỏi nhiệt độ cao như sản xuất xi măng cũng có thể sử dụng nhiên liệu chất thải rắn. Những ứng dụng của chúng cũng có thể được mở rộng sang các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng khác như tái chế kim loại và sản xuất các sản phẩm hóa chất công nghiệp.

Những lợi ích chính là gì?

Lợi ích môi trường chính của nhiên liệu chất thải rắn là làm giảm lượng rác thải bị chôn vùi trong lòng đất và giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Nguồn cacbon phân hủy sinh học ở bãi chôn lấp tạo ra khí mê-tan. Đây là khi nhà kính có tiềm năng làm nóng gấp 25 lần so với khí thải CO2. Công nghệ để thu giữ và chuyển hóa khí ở các bãi chôn lấp này thành năng lượng đã tồn tại, nhưng biến chất thải trước khi phân hủy thành nhiên liệu là một biện pháp bổ sung cần thiết trong giai đoạn đầu để hạn chế chôn lấp rác.

Nhiên liệu có nguồn gốc từ rác thải cũng có thể thải ra ít CO2 hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Điều này phụ thuộc vào hàm lượng carbon của nhiên liệu và liệu nó có nguồn gốc sinh học (như giấy, gỗ hay sợi tự nhiên) hay không.

Nhờ những lý do trên, nhiên liệu chất liệu rắn có thể được giấy chứng nhận năng lượng tái tạo.

Các lợi ích môi trường khác có thể đến từ việc quản lý các chất thải khó xử lý như gỗ đã qua xử lý, lốp ô tô và nhựa điện tử, Chuyển đổi chúng thành nhiên liệu ngăn ngừa thải chất độc hại vào môi trường và các vấn đề tiềm ẩn khác.

Những thách thức là gì?

Người dân đang lo lắng về thu hồi năng lượng từ chất thải do các rủi ro sức khỏe cộng đồng. Nếu không có sự kiểm soát khí thải thích hợp, đốt chất liệu rắn có thể giải phóng các khí ôxít nitơ, SO2, hạt và những chất gây ô nhiễm có hại khác. Nhưng, với các quy định chặt chẽ và công nghệ kiểm soát ô nhiễm tốt nhất hiện có, những chất thải này có thể được quản lý.

Ngành tái chế cũng lo ngại rằng việc thu hồi năng lượng có thể làm suy yếu việc tái chế hiện tại thông qua chuyển hướng chất thải. Chất thải rắn có vai trò rất quan trọng đối với Thụy Điển đến mức quốc gia này nhập khẩu rác từ các nước châu Âu khác.

Những thách thức này chỉ ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng phù hợp với quy mô hợp lý, và sự ra đời của các quy định cân bằng những nhu cầu của các quy trình tái chế hiện có. Nếu được lập kế hoạch cẩn thận, nhiên liệu từ chất thải có thể là một phần quan trọng của một chiến lược rộng khắp để tiến tới một tương lai không còn bãi chôn lấp.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM