Tại sao một số người thành công còn một số lại không? Sự khác biệt nằm trong cách sử dụng quỹ thời gian của Bill Gates, Steve Jobs, Elon Musk

07/07/2019 08:06 AM | Sống

Vậy những người thành công đã sử dụng quỹ thời gian của mình thế nào khi còn trẻ, đặc biệt là trong độ tuổi từ 10 đến 22 tuổi và rồi đạt được thành công ở tuổi 30 - 40?

Thực chất, gần như ai cũng có thể thành công cả. Nó chỉ dựa vào định nghĩa về sự thành công của bạn. Bạn không cần làm ra chục triệu đô và lái một chiếc xe sang chảnh để là người thành công. Có con và ở nhà quây quần với chúng cũng có thể khiến bạn trở thành người thành công trong cuộc sống.

Tôi không thể so sánh được với Bill Gates, Steve Jobs hay Elon Musk… Tôi chưa được thành công hay đạt được những thành tựu như những con người này. Nhưng tôi sẽ cố gắng chia sẻ với bạn những đặc điểm chung mà họ (bao gồm cả tôi) đều có. Những người có mục tiêu, đích đến rõ ràng và họ thật sự làm việc chăm chỉ để đạt được điều họ muốn thường xuyên là những người thành đạt trong cuộc sống. Xác định mục tiêu, làm việc cần cù và bạn sẽ thành công. 

1. Dành nhiều thời gian một mình

Phần lớn những người thành công đều biết cách dành ra rất nhiều thời gian để ở một mình khi còn trẻ. Và họ vẫn tiếp tục cho đến hiện tại dành rất nhiều thời gian chỉ để ở một mình. Đặc biệt là khi trưởng thành, dành thời gian một mình sẽ giúp họ có thể khám phá, được trở nên kỳ cục, để học hỏi, để tưởng tượng, để mơ mộng.

2. Đọc sách rất quan trọng

Hãy đọc những quyển sách và bài viết giúp mở rộng trí tưởng tượng của bạn. Đừng chỉ đọc những quyển sách đơn giản như tiểu thuyết hay ngôn tình chỉ hấp dẫn ở câu chuyện hay tình tiết. Hãy đọc những nội dung khó hiểu để vận động đầu óc.

Hãy đọc sách giả tưởng và phi giả tưởng. Đọc những cuốn tiểu thuyết tuyệt vời được viết bởi những nhà văn ở nơi khác. Đọc những thứ đi ngược lại với quan điểm chính trị của bạn. Đọc kinh thánh, kinh Koran, kinh Phật, và những truyền thuyết lịch sử. Và đừng chỉ đọc những thứ bạn được dạy ở trường mà hãy tìm tự mình ra những tác giả khác để mở rộng thế giới quan.

Phần lớn những con người được nhắc đến ở đây đều sinh ra trong một thời kỳ rất khác, họ dành phần lớn thời gian chỉ để đọc bách khoa toàn thư. Rất nhiều người đã đọc hết toàn bộ tập bách khoa toàn thư. Họ có một khát khao cháy bỏng trong việc học những thứ mới.

Tại sao một số người thành công còn một số lại không? Sự khác biệt nằm trong cách sử dụng quỹ thời gian của Bill Gates, Steve Jobs, Elon Musk - Ảnh 1.

3. Nhập vai

Khi còn nhỏ, những người thành công đều dành nhiều thời gian chơi nhập vai hơn bình thường. Rất ít người bỏ thời gian ra chơi thể thao được tổ chức sẵn. Thay vào đó họ ở trong phòng, trong vườn, hoặc công viên tự chơi một mình. Họ để cho trí tưởng tượng của bản thân bay xa.

Họ tưởng tượng mình là điệp viên, dũng sĩ diệt rồng, điều khiển đám quân đồ chơi ra trận, kinh doanh, giải quyết các vấn đề gia đình, và nhiều nữa. Họ sống trong tâm tưởng nhưng cũng chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống trong đời mình. Ai biết mình sẽ bất ngờ thành tỷ phú vào lúc nào, phải không?

4. Thử nghiệm

Rất nhiều người thành công đã làm cháy đồ đạc, làm gì đó phát nổ, bắt và nghiên cứu côn trùng, xây tổ cho chim và nhiều nữa. Tôi đoán là mỗi người họ đều đã tự mình thử bị giật điện nhiều lần, dù là vô ý hay cố ý.

Họ xây dựng, kiến tạo, nhìn nhận và quan sát. Họ chịu trách nhiệm cho việc thử nghiệm – họ là những người thích va chạm.

5. Rất nhiều những hoạt động sáng tạo

Phần lớn những người thành công đều nổi tiếng nhờ vào khả năng của não phải, họ dành phần lớn thời gian khi còn nhỏ làm rất nhiều thứ sáng tạo. Họ viết kịch và truyện ngắn, vẽ, tạc tượng, viết thơ và nhạc, lập trình máy tính và nhiều nữa.

Tại sao một số người thành công còn một số lại không? Sự khác biệt nằm trong cách sử dụng quỹ thời gian của Bill Gates, Steve Jobs, Elon Musk - Ảnh 2.

6. Kiến tạo và tiếp thu

Đọc sách, xem phim, nghe nhạc… đều là những cách rất hay để dùng thời gian. Nhưng đó là những cách bị động – chúng là những hành động tiếp thu.

Phần lớn những người thành công dành phần lớn thời gian để kiến tạo hơn là đi tiếp thu. Họ xây dựng, bắt đầu một thứ gì đó cho bản thân mình… Điều này rất quan trọng.

Ngày nay thì khó hơn để dành thời gian cho kiến tạo bởi vì có quá nhiều lựa chọn tiếp thu. Trong thời kỳ mà những người thành công lớn lên, ở độ tuổi 10 - 22, họ sẽ cảm thấy chán các hoạt động tiếp thu khá nhanh, nhất là việc đọc sách hoặc xem TV còn ngày nay thì có quá nhiều lựa chọn khác. Máy tính bảng được tạo ra để tối đa hoá việc tiếp thu, không giống như máy tính là một công tốt hơn cho kiến tạo.

7. Tránh khỏi những sức ép trường học

Trường học, đặc biệt là cấp 2 và cấp 3, đặt rất nhiều sức ép xã hội lên học sinh. Những cuộc chạy đua cho những vị trí và đặc quyền bắt đầu và kết thúc liên tục. Đây là một khía cạnh giống với tranh đấu chính trường khi nói về việc phấn đấu trong trường học bởi sự cạnh tranh và khó để thoát ra.

Bằng việc dành thời gian cho những gì mình thực sự thích và đam mê, những người thành công thường cố gắng để có được khoảng nghỉ ngơi cần thiết khỏi vòng xoáy ganh đua của trường học. Tự học là khoảng thời gian mà bạn có thể thực sự khám phá chính mình, thay vì dành thời gian để cố làm theo một định kiến nào đó.

Tại sao một số người thành công còn một số lại không? Sự khác biệt nằm trong cách sử dụng quỹ thời gian của Bill Gates, Steve Jobs, Elon Musk - Ảnh 3.

8. Tự lập càng sớm càng tốt

Trong vòng khoảng 30 năm trở lại đây, các bậc phụ huynh đã dành nhiều thời gian hơn cho con cái. Cộng thêm với xu hướng gần đây đã khiến các bậc cha mẹ tạo thêm cơ hội cho con mình bằng cách cho chúng đi chơi thể thao, học thêm cuối tuần, học hè…

Dù những xu hướng này mang lại nhiều điều tốt, nhưng có một hậu quả của nó mà không ai để ý đó là trẻ con bây giờ có quá ít thời gian để tự lập. Và dù có ở một mình, thì có thể chúng vẫn đang tương tác với một nhóm nào đó trên mạng xã hội, tin nhắn và nhiều thứ khác. Nên việc tránh khỏi những áp lực xã hội lại càng khó khăn hơn. Những người có đời sống xã hội tích cực và đã thành công đều biết cách dành nhiều thời gian hơn cho chính mình và độc lập sớm hơn.

Bùi Thảo

Cùng chuyên mục
XEM