Tại sao Cục dự trữ liên bang Mỹ lại không ủng hộ tăng tuổi nghỉ hưu?

31/10/2016 09:22 AM | Xã hội

Việc số người nghỉ hưu tăng lên cũng như lực lượng lao động đang ngày một thu hẹp sẽ khiến chi tiêu cho tiêu dùng tăng, qua đó kích thích lạm phát và góp phần thúc đẩy nền kinh tế.

Một báo cáo mới đây của bộ phận nghiên cứu thuộc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đưa ra dự đoán làm nhiều chuyên gia phải bất ngờ. Theo đó, tình trạng tuổi thọ kéo dài hơn, tỷ lệ sinh giảm trong khi số người nghỉ hưu tăng cao tại Phương tây sẽ khiến FED buộc phải tăng lãi suất trong dài hạn.

Nói cách khác, việc số người nghỉ hưu tăng lên cũng như lực lượng lao động đang ngày một thu hẹp sẽ khiến chi tiêu cho tiêu dùng tăng, qua đó kích thích lạm phát và góp phần thúc đẩy nền kinh tế.

Người nghỉ hưu là động lực mới kích thích tăng trưởng

Quan điểm của FED là người lao động tiết kiệm nhiều nhất khi đang trong độ tuổi làm việc và chỉ bắt đầu tiêu pha mạnh khi đã nghỉ hưu. Đặc biệt là những năm cuối đời, người Mỹ sẽ chi tiêu rất nhiều cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như hưởng thụ cuộc sống.

Nhờ đó, thị trường tiêu dùng sẽ được kích thích, lạm phát sẽ tăng và nền kinh tế Mỹ sẽ được hỗ trợ, qua đó khiến FED phải tăng lãi suất.

Ngoài ra, thị trường lao động Mỹ cũng sẽ biến động khi số người nghỉ hưu tại Mỹ tăng, qua đó giảm số người làm việc trong xã hội. Vì vậy, vị thế đàm phán của nhân viên sẽ cao hơn do thị trường thiếu cung, qua đó đẩy mức lương của lao động Mỹ đi lên.


Tỷ lệ lực lượng lao động trên số người phụ thuộc trong dân số Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu sẽ giảm dần.

Tỷ lệ lực lượng lao động trên số người phụ thuộc trong dân số Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu sẽ giảm dần.


Mọi người chi tiêu (đường xanh) càng nhiều khi về già trong khi thu nhập (đường đỏ) lại chỉ cao nhất trong độ tuổi lao động.

Mọi người chi tiêu (đường xanh) càng nhiều khi về già trong khi thu nhập (đường đỏ) lại chỉ cao nhất trong độ tuổi lao động.

Theo lý thuyết, nếu thu nhập tăng, người lao động sẽ có nhiều cơ hội để chi tiêu hơn trong khi các doanh nghiệp buộc phải tăng giá sản phẩm để bù đắp chi phí nhân công, nhờ đó mặt bằng lãi suất cũng sẽ tăng theo.

Nghiên cứu của FED cho thấy yếu tố dân số khiến lãi suất thực tế giảm khoảng 1,25 điểm phần trăm kể từ năm 1980 và cũng khiến tăng trưởng GDP của Mỹ giảm tốc.

Nói cách khác, chính tình trạng nghỉ hưu mới là nhân tố chính khiến tăng trưởng của Mỹ giảm tốc trong 35 năm qua chứ không phải các chính sách về tiền tệ, công nghệ kỹ thuật hay sự thay đổi về năng suất lao động.

Theo đó, FED cho rằng tình trạng tăng trưởng chậm hiện nay là do lực lượng lao động tăng cường tiết kiệm trước khi nghỉ hưu, qua đó có đủ tiền để hưởng thụ cuộc sống và chi tiêu sau đó.

Điều này giải thích được hiện tượng tăng trưởng GDP của Mỹ thấp hơn so với trước khủng hoảng kinh tế nhưng thị trường chứng khoán lại tăng mạnh.

Ngân hàng trung ương Mỹ cho rằng đây là yếu tố ảnh hưởng dài hạn đến nến kinh tế Mỹ khi các chính sách tiền tệ chỉ có thể ảnh hưởng trong ngắn và trung hạn. Như vậy, trong tương lai chắc chắn FED và nhiều ngân hàng trung ương khác sẽ phải nâng lãi suất nhằm kiếm chế lạm phát.


Tỷ lệ tiết liệm trên tổng thu nhập của người dân Mỹ dự kiến sẽ giảm mạnh trong tương lai.

Tỷ lệ tiết liệm trên tổng thu nhập của người dân Mỹ dự kiến sẽ giảm mạnh trong tương lai.

Ngân hàng đầu tư Brown Brothers Harriman dự đoán lực lượng lao động tại Mỹ hầu như sẽ không tăng mấy trong vòng 20-30 năm tới và điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất cũng như nền kinh tế Mỹ.

Trong khi đó, ngân hàng Morgan Stanley nhận định lạm phát sẽ tăng trở lại nhờ số người già và trẻ vị thành niên trong nền dân số tăng lên, qua đó đảo ngược lại tình trạng tăng trưởng chậm trong những năm qua.

Đồng ý với quan điểm của FED, Morgan cho rằng người tiêu dùng phương tây chi tiêu nhiều nhất vào những năm cuối đời hoặc sau khi nghỉ hưu. Đặc biệt, người cao tuổi Mỹ có xu hướng ra ở riêng khi họ về già hơn là ở chung với con cái.

Điều này đồng nghĩa với việc thị trường bất động sản sẽ nóng trở lại nhưng nguồn vốn là từ các khoản tiết kiệm của người dân chứ không lấy mất từ kênh đầu tư chứng khoán.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Morgan cũng chỉ ra tác động của việc nghỉ hưu đối với nền kinh tế một số nước như Trung Quốc.

Theo đó, sự bùng nổ dân số khiến Trung Quốc tăng trưởng nóng trong 20 năm qua. Tuy nhiên khi chính sách 1 con vào năm 1979 bắt đầu có ảnh hưởng và khiến lực lượng lao động nước này dần suy giảm, chính sách tài chính của Trung Quốc sẽ buộc phải thay đổi theo.

Khi số người trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2013 và dần đi ngang, tỷ lệ tiết kiệm của người dân dần giảm trong khi chi tiêu cho người già và trẻ nhỏ lại tăng, đặc biệt là khi chính quyền Bắc Kinh dỡ bỏ lệnh cấm 1 con.

Chính yếu tố này sẽ làm tăng chi tiêu trong nước, qua đó đẩy lạm phát đi lên trong dài hạn cũng như khiến đồng Nhân dân tệ mất giá. Với chính sách thả nổi tỷ giá có điều chỉnh như hiện nay, chắc chắn Trung Quốc sẽ phải tốn nhiều ngân sách để giữ ổn định hệ thống tiền tệ.

Liệu nhiều người nghỉ hưu có thực sự tốt?

Tuy vậy, nhiều chuyên gia kinh tế cũng nghi ngờ quan điểm người nghỉ hưu sẽ là động lực mới giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, nếu hệ thống an sinh xã hội không đủ tốt, thị trường có quá nhiều biến động khiến người già lo lắng cho tương lai của mình thì họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu.

Thậm chí, nhiều người chấp nhận tiếp tục làm việc sau nghỉ hưu để có thêm thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống an toàn sau này.


Nếu người lao động nghỉ hưu sớm (đỏ nhạt) thì họ sẽ tiết kiệm được ít hơn so với người tiếp tục làm sau nghỉ hưu (đỏ đậm)

Nếu người lao động nghỉ hưu sớm (đỏ nhạt) thì họ sẽ tiết kiệm được ít hơn so với người tiếp tục làm sau nghỉ hưu (đỏ đậm)

Một nghiên cứu của Pimco cho thấy ngày nay người lao động nghỉ hưu càng ngày càng muộn. Thậm chí những người tiết kiệm được nhiều nhất khi lao động lại là những người nghỉ hưu muộn nhất, ví dụ như tỷ phú Warren Buffett dù đã kiếm được rất nhiều tiền nhưng vẫn tham gia đầu tư.

Theo Pimco, giới nhà giàu cảm thấy thoải mái khi tiếp tục làm việc dù đã qua tuổi nghỉ hưu và họ cũng không có nhiều hứng thú với việc chi tiêu mua sắm. Như vậy, việc ngày càng có nhiều người nghỉ hưu khó có tác động nhiều đến thị trường.

Hãng Pimco cũng dẫn chứng việc trong top 20% lao động có thu nhập cao nhất Mỹ, tỷ lệ người trên 65 tuổi ngày càng tăng trong 20 năm qua.

Các nước gặp khó với việc tăng tuổi nghỉ hưu

Hiện nhiều nước vẫn chưa tăng tuổi nghỉ hưu bởi lượng cử tri chính vẫn là những người trong độ tuổi lao động. Thêm vào đó, những người đang làm việc trong xã hội đóng vai trò to lớn đối với nền kinh tế, qua đó ảnh hưởng đến quyết định tăng ngân sách cho các quỹ hưu trí, lương hưu khiến nhiều người nghỉ hưu gặp rủi ro trong cuộc sống.

Tuy vậy, hãng Morgan cho rằng tình hình sẽ sớm thay đổi trong tương lai khi có ngày càng nhiều người già, người nghỉ hưu trong xã hội. Ví dụ như Nhật Bản, người già sống rất thoải mái nhờ chế độ an sinh xã hội tốt, bởi họ là lực lượng cử tri chủ chốt của nước này.


Tỷ lệ lao động sau 65 tuổi trên tổng số tại một số nước và mức bình quân của OECD.

Tỷ lệ lao động sau 65 tuổi trên tổng số tại một số nước và mức bình quân của OECD.

Tỷ lệ người lao động sau độ tuổi nghỉ hưu đã bắt đầu tăng từ 20 năm trước nhưng vẫn chưa thực sự phổ biến. Tại Châu Âu, quan điểm tiếp tục làm việc sau 65 tuổi vẫn còn khá xa lạ.

Mặc dù tại một số nước Châu Âu như Tây Ban Nha và Pháp, tình trạng gia tăng tuổi nghỉ hưu đang ngày một nhân rộng nhưng xu thế này chưa trở thành trào lưu tại đây. Thậm chí, Hy Lạp đã đưa ra quan điểm chống đối quyết liệt về việc nâng tuổi nghỉ hưu nhằm nhanh chóng trả nợ công cho Liên minh Châu Âu.

Băng Tâm

Cùng chuyên mục
XEM