Sướng như lao động Bắc Âu: Được nghỉ hè 4-6 tuần, cả CEO cũng từ chối chuyện công việc

29/07/2019 14:45 PM | Xã hội

Quan điểm của các các nhà lập pháp và điều hành doanh nghiệp cho rằng thời gian nghỉ dài giúp bảo vệ sức khỏe và gia tăng hiệu quả làm việc của người lao động.

Năm 1930, nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes từng tiên tri rằng đến khoảng năm 2030, con người sẽ chỉ làm việc 15 giờ mỗi tuần. Còn hơn một thập kỷ nữa để chúng ta có thể kiếm chứng nhận định này nhưng với văn hóa bận rộn, sùng bái công việc quá mức khiến cho dự đoán này khó lòng thành hiện thực, đặc biệt là ở Nhật Bản hay Mỹ.

Nhưng ở một vài khu vực trên thế giới, người lao động đang nhận được những chế độ nghỉ ngơi kéo dài cả tháng, chẳng kém gì học sinh.

Tại Scandinavia (khu vực gồm ba vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển), người lao động có 4 tuần nghỉ hè liên tiếp mà không bị gián đoạn, được pháp luật bảo vệ. Các công ty lớn cho rằng đây cách để bảo vệ nhân viên của mình khỏi nguy cơ làm việc quá sức.

Sướng như lao động Bắc Âu: Được nghỉ hè 4-6 tuần, cả CEO cũng từ chối chuyện công việc - Ảnh 1.

Khu vực kinh tế Scandinavia gồm ba vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển.

Còn ở Nauy, thuật ngữ "fellesferie" dùng để chỉ kỳ nghỉ dài 2 đến 3 tuần dành cho công nhân trong tháng 7, doan nghiệp cũng đóng cửa hoặc hoạt động hạn chế hơn.

4 tuần chỉ là tối thiểu

Tại Hoa Kỳ, một báo cáo năm 2018 của Cục Thống kê Lao động cho thấy các lao động ngành công nghiệp tư nhân nước này có trung bình 15 ngày nghỉ có lương mỗi năm.

Nhưng đối với những nhà lập pháp Scandinavia, 15 ngày là quá ít để giữ cho người lao động được khỏe mạnh và làm việc hiệu quả. Theo Bloomberg, quan điểm này chiếm ưu thế trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh và tất cả công ty lớn mà họ tìm hiểu.

Kỳ nghỉ trung bình hàng năm cho người lao động ở châu Âu là bốn tuần.Thậm chí, Thụy Điển, nền kinh tế lớn nhất Scandinavia yêu cầu các công ty cho phép nhân viên nghỉ ít nhất năm tuần một năm, mặc dù nhiều ngành có những điều chỉnh bởi thỏa thuận tập thể, thường dẫn đến thời gian rảnh rỗi nhiều hơn.

Sướng như lao động Bắc Âu: Được nghỉ hè 4-6 tuần, cả CEO cũng từ chối chuyện công việc - Ảnh 2.

Chính phủ các nước cung cấp những kỳ nghỉ hè dài từ 4 đến 6 tuần cho người lao động để họ vui chơi, nghỉ ngơi.

Kỳ nghỉ kéo dài một tháng chỉ là con số tối thiểu. Nhà điều hành và những lao động làm việc tại GN Store Nord A/S, một nhà sản xuất máy trợ thính Đan Mạch có cổ phiếu tăng gấp ba trong ba năm qua, được nghỉ đến sáu tuần một năm.

Không chỉ nhân viên thông thường, các giám đốc, nhà điều hành cũng nghỉ ngơi tương tự. Bloomberg đã từng cố gắng liên hệ với họ trong thời gian nghỉ hè nhưng hầu như không thể. Veli-Matti Mattila, giám đốc điều hành của công ty viễn thông Phần Lan Elisa Oyj, là một trong số nhiều CEO từ chối trả lời, hồi âm trong thời gian nghỉ bốn tuần.

Thụy Điển

Như đã đề cập ở trên, Thụy Điển, nền kinh tế lớn nhất Scandinavia, cũng là quốc gia quy định thời gian nghỉ hè dài bậc nhất, 41 ngày. Đó là chưa kể người lao động cũng được hưởng các ngày nghỉ lễ, tết khác.

Skanska AB, một trong những công ty xây dựng lớn nhất của Thụy Điển, cho biết họ yêu cầu nhân viên "ngắt kết nối với công việc", trong thời gian nghỉ hè.

Lý do chính khiến người Thụy Điển nghỉ nhiều đến vậy là do "truyền thống". Từ đầu thế kỷ 20, nước này đã nổi tiếng tiến bộ trong việc quan tâm đến quyền của người lao động và thời gian nghỉ phép. Chính phủ, các nhà điều hành đều đồng ý rằng dành nhiều thời gian nghỉ phép thực sự giúp họ làm việc hiệu quả hơn: "Khi bạn có thời gian để thư giãn, vận động và tận hưởng tất cả những gì cuộc sống mang lại cho bạn, hãy trở lại với công việc được làm mới, đầy ý tưởng và sẵn sàng khám phá với sự thích thú."

Sướng như lao động Bắc Âu: Được nghỉ hè 4-6 tuần, cả CEO cũng từ chối chuyện công việc - Ảnh 3.

 Kỳ nghỉ dài có thể khiến nhiều người lo ngại nhân viên sẽ trở nên lười biếng nhưng thực tế không phải vậy. Thụy Điển được mệnh danh là quốc gia kinh doanh tốt nhất 2017. Công nghệ và khởi nghiệp là một trong những lĩnh vực mạnh nhất, với tỷ lệ đầu tư bình quân đầu người ở Stockholm chỉ đứng sau Thung lũng Silicon.

Thêm nữa, 9 trong số 10 quốc gia có năng suất cao nhất trong OECD năm 2015, được đo bằng GDP mỗi giờ làm việc là ở châu Âu. Hoa Kỳ xếp thứ sáu.

T.Dương

Cùng chuyên mục
XEM