Sữa rất tốt, nhưng những cách uống sữa sai lầm sau đây lại gây hại lớn cho sức khỏe

07/07/2017 09:38 AM | Sống

Những nhóm người nào tuyệt đối không nên uống sữa? Thời điểm nào không nên uống sữa? Những cách uống sữa sai lầm sau đây bạn nên tránh để không gây hại cho sức khỏe.

Sữa là một thực phẩm được khuyến khích sử dụng hàng ngày bởi những tác dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe. Nhưng có thể bạn không biết rằng, một số sai lầm sau đây nếu không để ý thì việc uống sữa không những không có tác dụng, mà còn làm hỏng cơ thể của bạn.

Những cách uống sữa sai lầm lớn nhất là gì?

1. Đun sữa sôi lên để uống

Nhiều người sau khi mua sữa về thường có thói quen đun lại sữa sôi lên với mục đích khử trùng do chưa yên tâm về chất lượng sữa mà mình vừa mua.

Trên thực tế làm điều này là sai bởi khi đun sữa lên, rất dễ làm cho thành phần lactose bên trong sữa tạo ra hiện tượng thay đổi chất và những chất này rất dễ gây ra ung thư.

Hơn nữa, sau khi đun sôi sữa, chất canxi trong sữa cũng sẽ xảy ra hiện tượng phosphate lắng sâu, khó khăn trong việc hấp thụ và tiêu hóa.

Hầu hết các loại sữa được cấp phép bán trên thị trường đều đã trải qua quá trình diệt khuẩn, vì thế có thể trực tiếp sử dụng sau khi mua về.

2. Uống sữa khi đói bụng

Uống sữa trong khi bụng rỗng sẽ khiến cho protein trong sữa chuyển hóa thành năng lượng để tiêu hao trong quá trình tiêu hóa. Sau đó thì cảm giác ăn bữa ăn chính sẽ không còn ngon miệng, hoặc không muốn ăn.

Uống sữa lúc đói sẽ tạo cảm giác giả no, khiến cho bạn không muốn ăn tiếp, dạ dày rơi vào trạng thái trống rỗng, dễ sinh ra bệnh. Một số người uống sữa khi đói còn có thể bị đau bụng, cồn cào đường ruột.

3. Pha sữa với sô cô la

Trong suy nghĩ của nhiều người, sữa pha với sô cô la là một món đồ uống hoàn hảo sô cô la là một loại thực phẩm năng lượng cao, và sữa là một thực phẩm có hàm lượng protein cao, cả hai món kết hợp lại có thể mang lại lợi ích lớn cho cơ thể.

Nhưng điều này là sai. Bởi vì sữa pha cùng sô cô la sẽ có phản ứng hóa học oxalat canxi xảy ra, từ đó hình thành các chất mới có hại có hại cho cơ thể.

4. Trộn thuốc vào sữa để uống

Nhiều người khó uống thuốc hoặc muốn dùng sữa để uống cùng thuốc để "một công đôi việc", nhưng theo các chuyên gia, đây là cách uống sai lầm và hoàn toàn không nên làm như vậy.

Một số loại thuốc có phản ứng với sữa không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc đối với việc chữa bệnh mà có một số chất khi tạo ra các phản ứng hóa học có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, trong vòng hai giờ sau khi uống thuốc thì mới có thể uống sữa.

Những ai không nên uống sữa?

1. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt

Trong khi đang uống thuốc bổ sung sắt hoặc ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt thì không nên uống sữa. Vì thời gian để cho cơ thể hấp thụ sắt là rất quan trọng, nếu uống sữa vào, sữa sẽ tạo ra các phản ứng với thực phẩm chứa sắt, hình thành phản ứng không hòa tan, không giúp cho cơ thể hấp thụ được lượng sắt cần thiết.

Vì vậy, đa số người bị thiếu máu do thiếu sắt, cần bổ sung sắt kịp thời thông qua thực phẩm hoặc ăn uống, trong quá trình này thì không nên uống sữa.

2. Những người bị bệnh loét dạ dày

Mặc dù uống sữa có thể mang lại tác dụng xoa dịu bệnh đau dạ dày nhưng sữa lại có thể dễ dàng gây ra các phản ứng kích thích niêm mạc dạ dày, tạo ra lượng axit dư thừa quá mức trong dạ dày, có thể khiến cho bệnh viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

3. Nhóm người bị dị ứng sữa

Một số người sau khi uống sữa có các phản ứng rõ rệt như dễ bị dị ứng, tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Vì vậy, những người này tốt nhất là không nên uống sữa. Để thay thế, có thể thử ăn một số loại chế phẩm từ sữa để bổ sung dưỡng chất cần thiết.

4. Bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng

Những bệnh nhân vừa mới phẫu thuật ổ bụng xong sẽ có hiện tượng đầy hơi, trong khi sữa có chứa nhiều chất béo và casein, không tiêu hóa trong dạ dày. Khi uống vào sẽ dễ lên men và sản xuất ra khí, dẫn đến đầy hơi càng tăng nặng, không có lợi cho sự phục hồi chức năng đường ruột .

5. Không dung nạp đường trong sữa

Sữa thường chứa một lường đường khá cao, người không dung nạp được lường đường này sau khi uống sữa rất dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Một số phản ứng hóa học trong cơ thể sẽ xảy ra nếu uống một lượng đường lớn vào cơ thể nhưng không được tiêu hóa, dung nạp.

6. Người có hội chứng kích thích đường ruột

Đường ruột bị kích thích là một hiện tượng bình thường trong cơ thể, đặc trưng của nó là khi chức năng đường ruột vận động sẽ tạo ra việc tiết chất nhầy trên niêm mạc ruột, xảy ra phản ứng kích thích. Từ đó có thể gây ra các phản ứng dị ứng, phản ứng thực phẩm, đặc biệt là dị ứng với sữa.

7. Người vị viêm /trào ngược thực quản

Sữa có chứa một lượng chất béo sẽ ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản khi co thắt, từ đó làm tăng hiện tượng trào ngược dịch trong dạ dày hoặc ruột, gây ra các triệu chứng viêm thực quản nặng hơn.

8. Người có lượng chì cao trong cơ thể

Thành phần đường Lactose trong sữa có thể thúc đẩy sự hấp thụ chì trong cơ thể con người và tích lũy chúng lại. Từ đó càng có thể làm tăng nặng nguy cơ gây ngộ độc chì. Sau khi uống sữa có thể xuất hiện chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi và các triệu chứng khác.

Trong khi đó, trẻ em nếu có nguy cơ nhiễm chì quá mức thì cũng không nên uống sữa vào bữa sáng vì có thể dẫn đến ngộ độc chì.

9. Người bị sỏi thận

Khi chúng ta ngủ, lượng nước tiểu tiết ra giảm và tích tụ lâu sẽ trở nên đậm đặc. Nếu uống sữa thêm vào sẽ khiến canxi trong sữa tích tụ, lâu dần sẽ sinh ra sỏi canxi trong nước tiểu do có sự gia tăng đột ngột nồng độ trong ngắn hạn.

Khoảng từ 2-3 giờ sau khi uống sữa là đỉnh cao của việc hấp thụ canxi từ sữa thông qua thận, rất dễ dàng để tạo thành sỏi thận.

*Theo Health/Sina

Theo Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM