Sự trỗi dậy của thanh toán di động trên thế giới và ích lợi dành cho chúng ta

17/11/2017 17:30 PM | Công nghệ

Thanh toán di động đang có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ và sẵn sàng “soán ngôi” thẻ tín dụng truyền thống bất cứ lúc nào!

Bất cập của thanh toán bằng tiền mặt và xu hướng trên thế giới

Vào ngày 6/11 vừa qua, tại Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017, gần 700 đại diện cộng đồng doanh nhân, phần nhiều là giới ngân hàng, tài chính, và các công ty công nghệ cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cũng như cộng đồng startup đã có mặt để cùng chia sẻ về chủ đề phát triển Thanh toán di động ở VN.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, bối cảnh toàn cầu hoá thanh toán di động là xu thế tất yếu không ai có thể cưỡng lại và đứng ngoài cuộc. Xu thế này mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể: người dân, doanh nghiệp, Nhà nước.

"Xu hướng này chắc chắn sẽ bùng nổ tại Việt Nam và thế giới thời gian tới", ông nhấn mạnh.

Thanh toán di động đang bộc lộ rõ những ưu thế vượt trội của mình. Có rất nhiều công ty công nghệ trên thế giới đã nhìn ra bất cập của thanh toán tiền mặt cũng như tiềm năng của thanh toán di động và đầu tư mạnh tay vào lĩnh vực này, trong đó không thể kể đến những gã khổng lồ như Samsung, Apple hay Google. Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta mới chỉ có sự hiện diện đầu tiên của Samsung Pay.

Ông Thomas Ko - Phó Tổng giám đốc Samsung

Ứng dụng Samsung Pay chính thức ra mắt vào tháng 8/2015 nhưng cho đến nay, lượng giao dịch thông qua hình thức thanh toán còn mới mẻ này đã đạt tới 10 nghìn tỷ won (tương đương 9 tỷ USD), tính riêng tại Hàn Quốc.

Công nghệ an toàn của Samsung Pay

Cũng trong ngày 6/11 vừa qua, trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, ông Thomas Ko, Phó TGĐ Samsung cũng chia sẻ nhiều về sự an toàn trong công nghệ tokenization của Samsung Pay: “Bình thường, các bạn quẹt thẻ từ và máy POS, trong thẻ từ chứa rất nhiều thông tin của người dùng bao gồm tên chủ thẻ, số thẻ, ngày hết hạn… và cả mã CVV đằng sau. Khi mà quẹt thẻ từ trên máy POS, những dãi từ phát ra những tín hiệu để truyền những thông tin đó trên máy POS cho máy POS đọc. Đấy là quy trình thanh toán đối với thẻ bình thường. Còn với, Samsung Pay, khi được tích hợp thẻ lên điện thoại, Samsung không lưu thông tin thẻ này, mà đơn vị duy nhất có thông tin này là các đơn vị chuyển mạch như ngân hàng Napas, Visa, Master. Và đơn vị chuyển mạch đó cung cấp các đơn vị token tương ứng để lưu trên điện thoại. Điều đó có nghĩa là, mỗi thẻ thực với một mã token là một cặp và người duy nhất có thể ghép cặp đó với nhau là Visa, Master. Ngân hàng phát hàng thẻ cũng không có, vì ngân hàng phát hành thẻ chỉ có thông tin thẻ thực, Samsung chỉ có con số token. Thế nên, về việc bảo mật là hoàn toàn yên tâm. Vì sao, có xảy ra hack, khả năng mất thông tin khó vì khả năng phân chia lưu trữ và an toàn. Nhưng những tổ chức đó, họ đã có những tiêu chuẩn mang tính toàn cầu về việc bảo mật nên người dùng có thể yên tâm”.

Nói chính xác hơn, Samsung Pay là dịch vụ cộng thêm để làm trải nghiệm di động của người dùng thêm đầy và phong phú vì cuối cùng Samsung chỉ là nhà sản xuất phần cứng (điện thoại, smart phone).

Việt Nam sẵn sàng đón nhận xu thế mới

Trong khuôn khổ VEPF 2017, ông Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nhận định thanh toán di động đã đem lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, với chi phí phải chăng cho hàng trăm triệu người thu nhập thấp. Sự xuất hiện của thanh toán di động đã giúp cộng đồng thu nhập thấp tham gia và có cơ hội hưởng lợi trực tiếp từ những thành quả của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Mục tiêu của chúng tôi là từ giờ đến 2020, cứ 3 người dùng điện thoại smartphone Samsung, thì sẽ có 1 người dùng Samsung Pay.

"Tôi tin tưởng rằng, thanh toán di động sẽ nhanh chóng bùng nổ và phổ cập ở Việt Nam như chúng ta đã làm được với điện thoại di động hơn 10 năm trước. Đây cũng là mục tiêu quan trọng của Chính phủ, mong muốn làm bùng nổ và phổ cập thanh toán di động, góp phần đưa tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào năm 2020", Phó Thủ tướng nói.

Để đạt được mục tiêu này cần sự cố gắng của rất nhiều đơn vị. Ông Nguyễn Quang Hiền Huy chia sẻ: “Để giải pháp thanh toán di động mới vận hành hiệu quả cần có sự hợp tác chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng của một hệ sinh thái mở rộng bao gồm các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán, các công ty Fintech và các điểm bán lẻ nhằm mang lại sự linh hoạt, dễ dàng và nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng trong khi vẫn đảm bảo tính an toàn trong thanh toán. Samsung Pay của Samsung hợp nhất với các dịch vụ thẻ ATM/ thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng của nhà khai thác địa phương (ngân hàng quốc tế và ngân hàng nội địa)”.

A.D

Cùng chuyên mục
XEM