Sự trỗi dậy của Đông Nam Á - tâm điểm đầu tư startup toàn cầu

29/08/2019 07:13 AM | Kinh doanh

Các công ty trẻ tuổi trên toàn khu vực Đông Nam Á nhận được tổng số vốn đầu tư lên tới 8,58 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2019.

Thời gian gần đây, Đông Nam Á đang nhận được nhiều sự chú ý của những nhà đầu tư mạo hiểm trên khắp thế giới. Trong 7 tháng đầu năm nay, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã cam kết rót tổng cộng 2,62 tỷ USD tiền đầu tư vào các kỳ lân (startup có giá trị trên 1 tỷ USD) và những startup tiềm năng khác.

Xu hướng này là một phần trong tổng thể bủng nổ những thỏa thuận hợp tác trong khu vực. Các công ty Đông Nam Á đón nhận các khoản đầu tư và thực hiện những thương vụ mua bán, sáp nhập trị giá tổng cộng 15,18 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay.

Các khoản đầu tư vào khu vực được thực hiện bởi các quỹ tư nhân, công ty đầu tư mạo hiểm và các tập đoàn lớn.

Singapore dẫn đầu khu vực, chiếm 30,7% tổng giá trị các thương vụ trong giai đoạn này. Thái Lan đứng thứ 2 với gần 25%. Indonesia đứng vị trí thứ 3 với 19,6%, nhờ hàng loạt thỏa thuận đầu tư vào startup được hoàn thành trong 7 tháng đầu năm.

Tổng cộng giá trị các khoản đầu tư vào startup Đông Nam Á trong 7 tháng đầu năm đạt 8,58 tỷ USD. So với con số 9,88 tỷ USD trong cùng giai đoạn vào năm ngoái. Cả năm 2018, các startup Đông Nam Á đã huy động được 14,7 tỷ USD.

Sự trỗi dậy của Đông Nam Á - tâm điểm đầu tư startup toàn cầu - Ảnh 1.

Giá trị các thương vụ theo từng quốc gia trong 7 tháng đầu năm 2019.

Grab – hãng gọi xe có trụ sở tại Singapore đã huy động được thêm 2 tỷ USD để kết thúc vòng huy động series H đạt tổng cộng 6,5 tỷ USD bắt đầu từ năm ngoái. Năm nay, startup kỳ lân này tiết lộ huy động được trên 1,76 tỷ USD, trong đó 1,46 tỷ USD từ Softbank và 300 triệu USD từ đơn vị quản lý đầu tư Invesco như một phần trong series H. Họ cũng huy động được 200 triệu USD riêng từ nhà bán lẻ Thái Lan Central Group.

Anthony Tan – đồng sáng lập kiêm CEO Grab cũng đã xác nhận rằng công ty đang cân nhắc chia tách mảng dịch vụ thanh toán và tài chính. Điều này mở ra cơ hội cho những đơn vị như Ant Financial và PayPal đầu tư trực tiếp vào đây.

Đối thủ của Grab là Go-Jek đã huy động trên 3 tỷ USD trong Series F. Tờ DealStreetAsia cũng tiết lộ rằng startup này nhắm tới việc bỏ ngỏ khả năng huy động vốn trong ngắn hạn và có thể kết thúc bằng việc huy động khoảng 4 tỷ USD.

Chủ tịch Softbank là Masayoshi Son thì bày tỏ sự thích thú với việc đầu tư vào kỳ lân thương mại điện tử Indonesia là Tokopedia. Startup du lịch Traveloka cũng đang kỳ vọng huy động được 500 triệu USD trong vòng huy động vốn đầu tiên.

Trong năm 2019, những câu chuyện thành công của các startup Đông Nam Á không chỉ đơn thuần là những startup kỳ lân.

Khu vực này có một số startup gần chạm mốc là kỳ lân – với giá trị không kém mấy so với con số 1 tỷ USD. Danh sách này bao gồm cả startup thanh toán VNPAY của Việt Nam – gần đây đã nhận được khoản đầu tư mà Dealstreetasia tiết lộ vào khoảng 300 triệu USD từ Softbank và quỹ đầu tư nước ngoài GIC Pte của Singapore.

Nhóm những thành viên "gần là kỳ lân" cũng gồm công ty stream video đang muốn IPO trên sàn chứng khoán Austalia với giá trị 1 tỷ USD. Một số khác cũng đang nhăm nhe muốn gõ cánh cửa câu lạc bộ này gồm nền tảng thời trang Zilingo – trị giá khoảng 970 triệu USD và ONE Championship...

Phần lớn những startup kể trên đặt trụ sở tại Singapore, Indonesia và những lĩnh vực như thương mại điện tử và công nghệ tài chính chiếm đa số. Tuy nhiên, những lĩnh vực khác như nhà hàng khách sạn và phần mềm cũng đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Nhìn chung, ở khu vực này, các nhà đầu tư mạo hiểm tiếp tục chịu chi nhằm tìm kiếm những kỳ lân mới và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao.

Trong 7 tháng đầu năm, các nhà đầu tư mạo hiểm quan tâm tới Đông Nam Á đã cam kết khoản vốn 2,62 tỷ USD – vượt hẳn so với mức 2,12 tỷ USD trong cả năm ngoái.

Cũng có nhiều quỹ thực hiện đầu tư hoàn toàn hoặc 1 phần vào khu vực này đang huy động trên 3,7 tỷ USD. Dù hầu hết đều đang nhắm tới các khoản đầu tư ở nhiều quốc gia nhưng tốc độ dồn dập cho thấy sự tự tin cao độ của các nhà đầu tư vào hệ sinh thái startup Đông Nam Á.

Sự trỗi dậy của Đông Nam Á - tâm điểm đầu tư startup toàn cầu - Ảnh 2.

Các startup Đông Nam Á cũng thu hút những nhà đầu tư tư nhân – đang dần thích nghi với hệ sinh thái còn non nớt và cho thấy sự sẵn sàng đàm phán những thỏa thuận ở vòng đầu. Hãng thương mại điện tử Thái Lan là aCommerce và startup bất động sản PropertyGuru.

Hệ sinh thái vốn ở Đông Nam Á nhìn chung vẫn đang trong giai đoạn đầu nên cơ hội còn đang rất rộng mở phía trước.

"Lượng vốn rót vào Đông Nam Á vẫn còn khá mỏng", Warburg Pincus – quản lý tại Jeffrey Perlman nói. "Chúng tôi đang bắt đầu chứng kiến nhiều cơ hội hấp dẫn hơn trong khu vực và lượng vốn rót vào đây cũng ngày một nhiều hơn".

Warburg là một trong những đơn vị rót vốn đầu tiên vào Go-jek và Trax– một kỳ lân về giải pháp bán lẻ tại Singapore. Tháng 6, họ tuyên bố quỹ trị giá 4,2 tỷ USD cho Trung Quốc và Đông Nam Á. Đây là lần đầu tiên Đông Nam Á nhận được sự quan tâm của Warburg.

Trong số các thị trường Đông Nam Á, Indonesia và Việt Nam nổi lên như những điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư.

"Các nhà đầu tư sẽ tiếp tục nâng cao sự tập trung vào những thị trường đang phát triển nhanh ở SEA – vốn có kích thước lớn và tầng lớp trung lưu phát triển mạnh", Perlman nhấn mạnh. "Việt Nam và Indonesia chắc chắn nổi trội hơn và cảm quan riêng của tôi cũng cho rằng nguồn vốn sẽ tiếp tục chảy vào những thị trường này".

Là một nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, Indoensia là thị trường hoàn hảo cho các startup. Tỷ lệ sử dụng Internet và điện thoại thông minh lớn đã giải thích tại sao các startup kỳ lân của quốc gia này như Go-jek, Tokopedia, Traveloka và Bukalapak đều là công nghệ.

"Tiềm năng là không giới hạn ở một quốc gia có đông dân số", theo Melissa Irene – chuyên gia tới từ East Ventures. Cô đã chỉ ra các cơ hội trong những lĩnh vực có cơ sở người tiêu dùng trẻ và thuộc tầng lớp trung lưu và điều đó tìm kiếm cách mang về sự thay đổi kỹ thuật số trong các lĩnh vực truyền thống.

Chính phủ Indoensia cũng luôn nỗ lực để hệ sinh thái startup tự phát triển thông qua việc thu hút các nhà đầu tư bằng những chính sách hấp dẫn.

Tháng 7, thủ tướng Indoensia Widodo đã loại bỏ khoản thuế doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư và đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển.

Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế sở hữu các startup đa dạng hơn. "Bên cạnh các startup trong vòng hạt giống, Việt Nam còn có những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định nhưng vẫn đang tăng trưởng – phù hợp cho những quỹ toàn cầu", một sếp quỹ đầu tư nhận định.

Dẫu vậy kích thước các thỏa thuận được thiết lập ở Việt Nam vẫn khá nhỏ. "Thị trường đang phát triển rất nhanh chóng".

Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra cam kết đầu tư tổng cộng 10 nghìn tỷ đồng (425 triệu USD) vào các startup địa phương trong 3 năm tới.

Theo dữ liệu của Refinitiv – giá trị các khoản đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm Trung Quốc vào Đông Nam Á đã tăng hơn 8 lần qua các năm lên mức 1,78 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm nay.

"Chúng tôi đang nhận thấy những dòng vốn mới đổ vào Đông Nam Á – những quỹ đầu tư mạo hiểm trong nước làm tốt không kém so với những quỹ đầu tư mạo hiểm mới từ Trung Quốc, Mỹ".

Đầu năm nay, GGV Capital đã mở văn phòng tại Singapore, cũng là văn phòng đầu tiên ở Đông Nam Á và thứ 5 toàn cầu để tiếp cận những cơ hội trong khu vực. Công ty – đang quản lý 6,2 tỷ USD nguồn vốn thông qua 13 quỹ cũng là nhà đầu tư sớm vào Grab.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể mang lại lợi ích cho Đông Nam Á bởi các nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm thay thế để hạn chế rủi ro. Một vài nhà đầu tư cảm thấy rằng Đông Nam Á có thể hưởng lợi nhiều nhất giữa bối cảnh những căng thẳng địa chính trị trên thế giới ngày càng leo thang.

"Xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, Đức và châu Âu, Anh với Brexit không chỉ ảnh hưởng đến các bên liên quan mà còn tạo ra sự rạn nứt trên khắp các khu vực kinh tế. Tôi nghĩ rằng Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi nhất bởi đây là khu vực có nền tảng chuỗi cung ứng còn non trẻ và khả năng cải tiến sản xuất lớn nhất", theo Kyle Shaw – nhà sáng lập công ty quỹ tư nhân có trụ sở tại Hong Kong.

Vân Đàm

Cùng chuyên mục
XEM