Sư phụ truyền kì của Gia Cát Lượng, người bồi dưỡng nên một quân sư xuất chúng, từng nói 10 chữ dự đoán chính xác cuộc đời của Khổng Minh

17/10/2019 13:11 PM | Sống

Bất luận là từng đọc Tam Quốc hay xem các bộ phim về Tam Quốc, không ai không bị thuyết phục bởi tài thao lược thần kì của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng sau khi đầu quân cho tập đoàn Lưu Bị luôn hết lòng với Lưu hoàng thúc, vì Lưu Bị cống hiến tất cả năng lực, tuy nhiên, cuối cùng vẫn không thể hoàn thành được mục tiêu vĩ đại, khiến nhiều người tiếc nuối. Tất cả liệu có phải ý trời? Thực ra, khi Gia Cát Lượng xuất đầu lộ diện vì Lưu Bị, sư phụ của ông từng đưa ra 10 chữ dự đoán về ông, hơn nữa cuối cùng đều thành sự thực.

Những ai đọc Tam Quốc rồi đều biết, sư phụ của Khổng Minh, Tư Mã Huy là một bậc kì tài, điều đáng nói hơn nữa đó là ông còn là thúc thúc của Tư Mã Ý. Tư Mã Huy dù không phò tá cho bất cứ ai nhưng lại bồi dưỡng ra một loạt học trò ưu tú: Gia Cát Lượng, Từ Thứ, Bàng Thống, Tư Mã Ý. Sau này, những học trò này của ông đều trở thành những minh tinh nổi tiếng trên bầu trời chính trị Tam Quốc. Bản thân Tư Mã Huy là một người không mang danh lợi, không hứng thú với việc làm quan, vì vậy, không ai có thể mời ông xuất sơn.

Đông Hán vào những năm cuối, hoàng đế bị khống chế, thiên hạ đại loạn, nhiều quân phiệt chư hầu nổi dậy, một vài mưu sỹ cũng theo đó tìm cho mình chỗ dừng chân lý tưởng. Lưu Bị khi mới lập nghiệp, cũng rất tích cực đi tìm cho mình nhân tài. Khi biết đến tên tuổi của Tư Mã Huy, Lưu Bị đã nhanh chóng đến tìm xin thỉnh giáo. Đối với một người đang khao khát nhân tài như Lưu Bị, Tư Mã Huy giới thiệu cho ông hai học trò của mình là Từ Thứ và Bàng Thống mà lại không có Gia Cát Lượng, vì sao lại như vậy?

Sư phụ truyền kì của Gia Cát Lượng, người bồi dưỡng nên một quân sư xuất chúng, từng nói 10 chữ dự đoán chính xác cuộc đời của Khổng Minh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Thực ra, Tư Mã Huy là một người rất biết nhìn người, ông đã nghe danh tiếng Lưu Bị từ lâu, trong đầu ông lúc đó nghĩ gì chúng ta không thể biết, nhưng ta có thể phân tích tình hình lúc bấy giờ: khi đó, Tào Tháo đã chiếm được phương Bắc, hơn nữa còn đang khống chế Hán hiến đế, với lợi thế như vậy, khả năng thống nhất thiên hạ của Tào Tháo là rất lớn. Lão Lưu tuy là hậu nhân của Hán thất nhưng lực lượng quá mong manh, khó mà đối kháng lại được với Tào Tháo, hơn nữa, lão Lưu tuy có tiếng nhân nghĩa nhưng xét về mặt tài năng chắc chắn không thể qua được lão Tào.

Gia Cát Lượng là học trò tâm đắc nhất của Tư Mã Huy, ông tất nhiên hi vọng trò cưng của mình được "gả" vào gia môn nào đó có tiền đồ hơn, vì vậy không giới thiệu Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Nhưng vấn đề là ông không giới thiệu, không đồng nghĩa với việc người khác cũng không giới thiệu. Từ Thứ vì mẫu thân bị Tào Tháo bắt giữ nên không thể không rời xa Lưu Bị, trước khi rời đi, Từ Thứ có giới thiệu Gia Cát Lượng cho Lưu Bị, sau đó mới xuất hiện giai thoại nổi tiếng khi Lưu Bị ba lần đến mới Gia Cát Lượng ra giúp đỡ mình. Tư Mã Huy sau khi biết chuyện đã nói "Khổng Minh tuy đắc kì chủ bất đắt kì thời", ý muốn nói Khổng Minh gặp đúng chủ công nhưng không gặp đúng thời.

Sư phụ truyền kì của Gia Cát Lượng, người bồi dưỡng nên một quân sư xuất chúng, từng nói 10 chữ dự đoán chính xác cuộc đời của Khổng Minh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Quả nhiên, Lưu Bị dù rất trọng dụng Gia Cát Lượng nhưng lại không thể thống nhất được thiên hạ, bản thân Gia Cát Lượng dù dốc hết sức mình cho họ Lưu nhưng cuối cùng bệnh mất, không thể thay đổi mệnh đoản đã được định sẵn của Thục Quốc.

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM