Sự nghiệp của bạn thăng hoa phụ thuộc lớn vào người dẫn đường tầm cỡ: 3 điểm có thể nhìn thấu sếp có xứng đáng để bạn nỗ lực tận tụy hay không

08/07/2019 09:15 AM | Sống

Có một số người tự cảm thấy năng lực của bản thân quá tốt, đến mức có thể đem ra so sánh được với sếp, cho nên thích đối đầu với sếp trong công việc hàng ngày, thích thể hiện mình. Xin đừng "trứng đòi khôn hơn vịt" như thế!

Một số người nghĩ rằng đi làm thì chỉ cần làm tốt công việc của mình là được, không cần phải nghĩ ngợi quá phức tạp hay đòi hỏi quá nhiều, cũng không cần có những mối quan hệ giao thiệp ở nơi làm việc. Bạn thấy suy nghĩ đó đúng hay sai?

Xã hội phát triển bền vững chính là nhờ vào sự phát triển và mối quan hệ của từng cá nhân trong xã hội ấy. Bạn hãy hiểu đơn giản rằng nơi làm việc giống như một mô hình xã hội thu nhỏ. Tất cả các thành viên trong công ty cần có mối quan hệ mật thiết với nhau thì mới làm cho công ty phát triển một cách bền vững được.

Mối quan hệ của bạn với sếp có tốt không? Mối quan hệ ấy có tốt hay không không phải chỉ dựa vào năng lức làm việc của nhân viên mà còn dựa vào 3 điểm dưới đây.

Sự nghiệp của bạn thăng hoa phụ thuộc lớn vào người dẫn đường tầm cỡ: 3 điểm có thể nhìn thấu sếp có xứng đáng để bạn nỗ lực tận tụy hay không - Ảnh 1.

Sự nghiệp của sếp phát triển tốt thì bạn cũng được phát triển theo

Tôi có quen một cô bạn làm việc tại một công ty truyền thông hơn 10 năm rồi. Khi được sếp giao cho bất kỳ việc gì dù là to hay nhỏ cô ấy đều vui vẻ đón nhận và hoàn thành tốt các công việc được giao, cô ấy luôn biết lắng nghe những chỉ dạy của sếp và quan hệ rất tốt với các đồng nghiệp trong công ty. Chính vì thế mà từ một nhân viên bình thường cô ấy đã trở thành trưởng nhóm của bộ phận chăm sóc khách hàng.

Bởi vậy mới nói khi sếp của bạn phát triển tốt, tự nhiên bạn cũng sẽ phát triển theo. Ngay cả khi sếp và bạn đều không được thăng chức, nhưng bạn góp sức hỗ trợ sếp giải quyết tốt công việc, sếp của bạn được lãnh đạo cấp trên khen ngợi, sếp sẽ không quên công lao của bạn. Một ngày nào đó sếp được lãnh đạo cấp trên đề bạt thì chắc chắn cũng sẽ có phần của bạn trong đó.

Có một số người tự cảm thấy năng lực của bản thân quá tốt, đến mức có thể đem ra so sánh được với sếp, cho nên thích đối đầu với sếp trong công việc hàng ngày, thích thể hiện mình.

Nhân viên hay gây rắc rối cho sếp thì tất nhiên ông ấy cũng không dễ gì mà để người đó làm việc một yên ổn, nếu chuyện đó lặp lại nhiều lần và nó gây ảnh hưởng cho lợi ích của công ty. Cho dù thành công của bạn lấn át cả sếp thì bạn cũng không thể tiến xa hơn được bởi ai ai cũng sẽ thấy được phẩm chất thực sự của bạn.

Sự nghiệp của bạn thăng hoa phụ thuộc lớn vào người dẫn đường tầm cỡ: 3 điểm có thể nhìn thấu sếp có xứng đáng để bạn nỗ lực tận tụy hay không - Ảnh 2.

Mối giao thiệp giữa bạn với sếp tốt thì sự nghiệp của bạn mới tốt được

Một anh đồng nghiệp của tôi năng lực làm việc cực kỳ tốt, những năm qua anh ấy đã mang lại rất nhiều thành tích cho công ty, nhưng anh ta lại rất hạn chế giao thiệp với mọi người trong công ty, không thích tham gia những buổi liên hoan của công ty. Vì vậy, chức vụ của anh ta chỉ ở 1 vị trí nhất định không thể tiến xa hơn được nữa.

Ở công ty có rất nhiều người năng lực không bằng anh ta, làm việc cũng không tốt bằng anh ta nhưng chức vị đều cao hơn anh ta. Điều này ai ai cũng hiểu. Bạn không thường xuyên xuất hiện trước sếp hỏi sao mà sếp có thể nhớ được mặt bạn. Hơn nữa thường xuyên cùng sếp tham gia các hoạt động của công ty, thứ nhất là bạn sẽ có được nhiều mối quan hệ hơn, thứ hai là bạn có thể chia sẻ công việc với sếp ở một thời điểm thích hợp và học tập được nhiều điều từ những lần tham gia làm việc cùng sếp, thứ 3 nữa là bạn sẽ thể hiện được khả năng thực sự của mình và sếp sẽ cân nhắc bạn khi có cơ hội.

Sự nghiệp của bạn thăng hoa phụ thuộc lớn vào người dẫn đường tầm cỡ: 3 điểm có thể nhìn thấu sếp có xứng đáng để bạn nỗ lực tận tụy hay không - Ảnh 3.

Báo cáo với sếp về kết quả công việc ở từng giai đoạn một cách cụ thể, sếp sẽ cảm thấy bạn là người làm việc có trách nhiệm

Khi được sếp giao cho bất kỳ 1 công việc gì bạn nên báo cáo lại với sếp tình hình tiến độ công việc ở mỗi giai đoạn cụ thể để sếp yên tâm, sếp sẽ thấy bạn làm việc có trách nhiệm, làm như vậy là bạn đang tự nâng cao vị trí của mình trong lòng sếp, sếp sẽ thấy được sự cống hiến của bạn cho công ty nó to lớn như thế nào. Hơn nữa thường xuyên báo cáo với sếp từng giao đoạn của công việc có thể sếp sẽ góp ý cho công việc của bạn càng trở nên tốt hơn, giúp bạn hoàn thành 1 cách nhanh nhất và tốt nhất.

Khi mối quan hệ giữa bạn và sếp tốt, sếp sẽ quan tâm chú ý đến bạn nhiều hơn, lưu ý đến việc đề bạt bạn với lãnh đạo cấp cao, bạn sẽ là người được lợi ở đây.

Trên đây là 3 điểm cho thấy mối quan hệ của sếp với bạn có tốt hay không, mối quan hệ ấy tốt thì sự nghiệp của bạn mới thăng tiến được, bạn đừng có ngốc ngếch nghĩ rằng chỉ cần dựa vào năng lực của bản thân để được thăng chức. Ở đây tôi không phủ định năng lực không quan trọng, nó cực kỳ quan trọng, nhưng phẩm chất nghề nghiệp cũng quan trọng không kém. Mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty là một mắt xích cực kỳ quan trong cho sự phát triển của bạn, một tập thể phát triển tốt tức là sự nghiệp của bạn cũng đang được phát triển tốt.

Theo Nguyễn Hiền

Cùng chuyên mục
XEM