Sự khác biệt giữa trầm cảm và nỗi buồn thông thường? Làm sao để không ngộ nhận về tình trạng sức khỏe tâm lý?

19/11/2019 10:14 AM | Sống

Một người giả bộ có thể nói oang oang: “Mình trầm cảm mất”. Một người bị trầm cảm có lẽ sẽ không thể thú nhận như thế nếu không phải một cuộc trò chuyện riêng tư.

"Thức dậy để làm gì? Chẳng có gì để làm cả.

Ồ. Mình phải làm việc để chi trả cuộc sống.

Nếu có ai ở đây với mình thì tốt quá.

Có lẽ mình sẽ dậy và làm bữa sáng cho họ.

Người lứa tuổi mình đều đã lập gia đình hết rồi.

Mình cần một sở thích làm gì chứ?

Dù sao mình cũng chẳng có nhiều tiền để bắt đầu một cái gì đáng giá."

Trong đầu một người bị trầm cảm, mọi thứ cứ tiếp tục tiếp tục như thế. Bạn để ý thấy gì không? Một thái độ tiêu cực toàn diện.

Nếu một người cứ oang oang rằng họ bị trầm cảm hết ngày này đến ngày khác, có thể họ không bị trầm cảm. Có thể họ có chuyện gì đó hoặc họ đang bịa chuyện để gây sự chú ý mà thôi.

Người bị trầm cảm gần như không biểu hiện cảm xúc khi bị hỏi về những đề tài nhạy cảm, thậm chí họ có thể thoải mái xem những bức ảnh khủng khiếp. Họ đã tê liệt cảm xúc.

Sự khác biệt giữa trầm cảm và nỗi buồn thông thường? Làm sao để không ngộ nhận về tình trạng sức khỏe tâm lý? - Ảnh 1.

Họ có thể sẽ bình luận một câu gì đó tối tăm trong một cuộc hội thoại bình thường, khiến người khác cảm thấy bất ngờ về quan điểm tiêu cực của mình mà không hề lăn tăn. Họ đã tê liệt cảm xúc.

Họ có thể và sẽ nói về cái chết của chính mình mà không hề chớp mắt. Họ đã tê liệt cảm xúc.

Một người trầm cảm thấy rằng họ chẳng có giá trị gì cả. Họ không tìm kiếm sự giúp đỡ vì họ nghĩ mình không đáng được giúp.

Người bị trầm cảm thường giấu tình trạng của mình rất tốt, một cách cố ý hoặc không, trong một thời gian dài có thể không có mục tiêu cuộc đời một cách khó hiểu.

Không có một tình huống hay câu chuyện buồn cụ thể nào gây ra trầm cảm. Trầm cảm trong một khoảng thời gian thì hẳn có thể. Đối mặt với một sự kiện thay đổi cuộc đời thì bị trầm cảm vài tuần cũng là bình thường.

Nhưng thông thường, bệnh trầm cảm trải dài qua năm tháng. Cự tuyệt, mất mát, tổn thương, hoặc cho dù là ngộ nhận, cũng có thể khiến một người bỏ cuộc.

Người ta có thể vượt qua những cảm xúc tiêu cực và những sự kiện trong đời rồi tiếp tục sống. Một vài người có thể phải chịu đựng quá nhiều chuyện xảy ra. Họ tắt cảm xúc. Họ không cố nữa. Họ từ bỏ cuộc đời và bất cứ điều tươi đẹp gì còn phía trước.

Sự khác biệt giữa trầm cảm và nỗi buồn thông thường? Làm sao để không ngộ nhận về tình trạng sức khỏe tâm lý? - Ảnh 2.

Nếu bạn lo lắng rằng ai đó đang bị trầm cảm, hãy thử xem họ có luôn luôn trong tình trạng tâm trạng xuống dốc không. Bạn có biết họ đang nghĩ gì không? Có phải họ không muốn tâm sự về cuộc sống của họ không? Rất có thể họ chỉ là một người kín đáo, mà cũng có thể họ đang phải chiến đấu trong một cuộc chiến không hồi kết mang tên trầm cảm.

Người này làm việc quá đà chăng? Họ làm việc một mình? Họ có về nhà sớm không? Họ có chỉ đang làm việc để tồn tại? Người này có nghiện cái gì không? Thuốc dạng hít, cần, đá, rượu hay thậm chí cà phê cũng có thể là một dấu hiệu của sự phụ thuộc tinh thần.

Bạn đã bao giờ nghe người này nói về việc họ yêu thương một ai đó khác chưa? Họ giao thiệp rộng nhưng không sâu chăng? Họ có năng động không, cười nhiều không, có tích cực và vui vẻ không? Họ có hét lên và bịt tai lại khi nghe thấy điều gì đó kinh khủng không?

Đôi khi người trầm cảm không bị tê liệt cảm xúc nữa. Sẽ có lúc họ muốn thử sống cho ra sống một lần, chỉ để lại sớm thất vọng và quay trở về trạng thái tê liệt. Sẽ có lúc họ trải qua trạng thái hưng phấn, kích động và đầy năng lượng. Có thể họ đã trượt dài quá đến mức phải kêu gào cho người ta biết những triệu chứng của mình vì họ rất cần được giúp đỡ.

Chúng ta nên tránh chẩn đoán và tránh cả không công nhận bất cứ chẩn đoán nào về một người có những biểu hiện tâm lý bất thường. Điều này áp dụng cho cả việc phủ nhận bất cứ sự gán nhãn bệnh nào. Nếu một chuyên gia nói họ bị trầm cảm, và bạn không phải một chuyên gia hoặc không phải bác sĩ của họ, thế thì bạn không có tư cách đánh giá dựa trên quan sát cá nhân. Chỉ một chuyên gia đang làm việc trực tiếp với họ mới có thể chẩn đoán hợp pháp và đưa ra những lời khuyên hợp lý mà thôi.

Bùi Thảo

Cùng chuyên mục
XEM