Sự khác biệt của tỷ phú từng chiếm ngôi giàu nhất thế giới của Bill Gates với những CEO khác là gì?

31/07/2017 19:54 PM | Kinh doanh

Ngủ đủ giấc và quyết đoán khi đưa ra các quyết định quan trọng được cho là hai bí quyết thành công then chốt của Jeff Bezos.

Tháng 5 năm 1994 – một nhà nghiên cứu ngồi trên bàn làm việc của mình tại tòa nhà chọc trời ở trung tâm New York. Người đàn ông, lúc đó 30 tuổi, đọc nghiên cứu về sự bùng nổ của mạng internet và một ý tưởng lập tức nảy ra. “Có thể nói nó như hồi chuông báo thức vậy. Tôi bắt đầu suy nghĩ, ơ, chẳng phải đây chính là cơ hội kinh doanh sao?”.

Linh tính ùa tới, ông quyết định bỏ việc, mượn khoản tiền tiết kiệm hưu trí của bố mẹ, chở vợ tới Seattle, thành lập trang web Amazon.com ngay trên căn nhà thuê chỉ có hai gian của họ. Năm năm sau, Jeff Bezos đã đoạt giải Nhân vật của năm do tạp chí Time. Đâu là bí quyết của người đàn ông này:

Nói không với thiếu ngủ

Là CEO của đế chế Amazon, Jeff Bezos có một lịch trình kín đặc. Nhưng rất hiếm khi nhà tỷ phú giàu thứ 2 thế giới này thức đêm. Với Bezos, có một giấc ngủ ngon là một việc tối quan trọng. "8 tiếng ngủ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho tôi, và tôi luôn coi đó là mối ưu tiên hàng đầu”, Bezos tiết lộ với Thrive Global mới đây. "Tôi cần ngủ đủ giấc để cảm thấy đủ năng lượng và hưng phấn khi làm việc”.

Nghỉ ngơi, thư giãn đủ thời gian cho phép Bezos liên tục đưa ra những quyết định sắc sảo, những lựa chọn quyết đoán mà không cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng quá sức. Trên thực tế, rất nhiều nhà lãnh đạo thú nhận họ gần như kiệt sức sau một ngày phải đưa ra những quyết định trọng đại.

Để giảm thiểu sai lầm vì một phút đầu óc "lãng đãng”, Bezos khẳng định ông không cố đưa ra nhiều quyết định trong ngày nhất có thể. "Quyết định ít, nhưng khôn ngoan còn hơn quyết định ào ào cả chục việc. Nếu như bạn ngủ thiếu giấc, bạn có thể có thêm một vài giờ làm việc, nhưng năng suất chỉ là ảo tưởng”.

Khoa học hoàn toàn đứng về phía ông chủ của đại gia thương mại điện tử nước Mỹ. Các nhà nghiên cứu của Harvard Business Review đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ngủ đủ giấc với khả năng lãnh đạo hiệu quả. Chẳng hạn như sau khi thức giấc hơn 17 - 19 tiếng, hiệu suất làm việc của một người sẽ giảm xuống mức tương đương với người có 0,05% độ cồn trong máu. Để so sánh, ở nhiều bang nước Mỹ, nồng độ cồn hợp pháp để lái xe chỉ là 0,08%.

Ngoài Jeff Bezos thì Bill Gates hay Arianna Huffington cũng là những doanh nhân thành đạt coi trọng giấc ngủ trong cuộc sống của mình. Song tất nhiên cũng có không ít nhân vật thành đạt khác có suy nghĩ trái ngược. Tổng giám đốc Indra Nooyi của PepsiCo thường chỉ ngủ khoảng 4 tiếng/đêm, trong khi CEO Jack Dorsey của Twitter ngủ không quá 4 - 6 giờ. Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong cuốn sách "Tư duy như một tỷ phú” xuất bản năm 2004 của ông cũng cho biết chỉ ngủ 4 tiếng/đêm.

Sự khác biệt của tỷ phú từng chiếm ngôi giàu nhất thế giới của Bill Gates với những CEO khác là gì? - Ảnh 1.

Không trì hoãn việc ra quyết định

Không ai muốn mắc sai lầm. Nhưng chần chừ quá lâu trước những quyết định quan trọng, dù cho đó là công việc hay cá nhân, đều có thể khiến bạn phải trả giá đắt. Trong lá thư thường niên gửi tới các cổ đông của Amazon vừa được công bố, Jeff Bezos đã tiết lộ một bí mật quan trọng giúp Amazon có được năng lực cạnh tranh khó sánh.

"Phần lớn các quyết định nên được đưa ra khi bạn đã có trong tay khoảng 70% lượng thông tin cần thiết. Nếu như bạn đợi tập hợp đủ 90% thông tin, trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ bị chậm hơn đối thủ. "Chỉ cần có khoảng 70% thông tin cần thiết trong tay là đã đủ để ra quyết định. Nếu quyết định sai, việc sửa sai nhanh chóng vẫn hiệu quả hơn là ngồi đợi đến lúc mọi thứ hoàn hảo rồi mới hành động" - Jeff Bezos

Thêm vào đó, bạn cần phải nhanh chóng nhận ra và sửa chữa những quyết định tồi. Nếu như sửa sai tốt thì mắc sai lầm cũng không đến nỗi tổn thất quá nhiều như bạn tưởng. Ngược lại, cái giá của việc chậm chân là rất đắt”. Chắc chắn Bezos không phải là vị doanh nhân đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ra quyết định nhanh, linh hoạt.

Trong giới quản lý, cách tiếp cận này được gọi là "ngã nhanh”. Ý tưởng chung là bất cứ tổ chức lớn, phức tạp nào cũng đòi hỏi những lần thử và những lần sai. Về lâu dài, những doanh nghiệp sẵn sàng khởi sự - kể cả khi mô hình mẫu chưa hoàn hảo – và biết cách thích ứng sẽ có kết quả tốt hơn so với những đối thủ ngồi đợi mọi thứ của dự án đều hoàn hảo rồi mới hành động.

Song Bezos cũng thừa nhận, việc ra quyết định nhanh sẽ "rất dễ dàng với các startup, trong khi đầy thách thức với các tổ chức lớn”. Đó là bởi vì họ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro lớn nếu chẳng may mắc sai lầm, và quy trình ra quyết định cũng phức tạp hơn.

Yên Nhiên

Cùng chuyên mục
XEM