Vì sao có nghi thức truyền thống treo vớ gần lò sưởi dịp Giáng Sinh?

23/12/2015 10:14 AM | Sống

Giáng Sinh là mùa của yêu thương, của quà tặng, dù bạn có tin vào truyền thuyết trên hay không thì hãy chọn cho mình, cho gia đình mình một nghi thức để tặng quà cho nhau để gắn kết hơn với những người yêu thương.

Quay về thời điểm năm 1823 khi Clement Clarke Moore (còn được biết đến là Henry Livingston Jr.) viết bài thơ "“A Visit From Saint Nicholas”, những chiếc tất đã được treo gần lò sưởi, chờ đợi cuộc viếng thăm của ông già Noel. Vào đoạn kết của bài thơ ông viết: "Lấp đầy các tất đang treo; rồi xoay người xốc mạnh chiếc túi lớn/ Và đặt tay lên mũi mình/Ông gật đầu rồi leo lên ống khói."

Treo vớ chờ ông già Noel đến phát quà là một phần thiết yếu của truyền thống Giáng sinh nhiều nước (ngoại trừ, có một thời gian ngắn vào giữa những năm 1800, cây thông Noel gần như hoàn toàn thay thế chúng và trở thành truyền thống Giáng sinh chính, theo tạp chí New York Times từng viết).


Ảnh chụp trẻ em háo hức treo vớ dịp Giáng sinh năm 1954.

Ảnh chụp trẻ em háo hức treo vớ dịp Giáng sinh năm 1954.

Truyền thuyết phổ biến nhất về việc tại sao trước vớ được treo vào dịp Giáng sinh vẫn được biết đến ngày nay như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một người đàn ông góa vợ từ sớm, một mình nuôi ba cô con gái trong điều kiện vô cùng khó khăn. Ba cô càng lớn càng xinh đẹp, vào thời đó, để gả con gái, cha mẹ phải cung cấp của hồi môn cho người chồng tương lai. Nên khi cả ba đến tuổi trưởng thành dù rất xinh đẹp cũng không thể gả cho ai vì gia đình quá nghèo. Điều đó khiến ông bố lo lắng đến sinh bệnh.

Một hôm Thánh Nicholas đi ngang qua thị trấn nơi người đàn ông sống và nghe dân làng bàn tán về hoàn cảnh khó khăn của gia đình người đàn ông nghèo khó. Ông muốn giúp đỡ nhưng biết ông bố và ba cô con gái sẽ từ chối bất kỳ ủng hộ trực tiếp nào. Vì vậy một đêm, ông trượt xuống ống khói của gia đình họ, khi đó ông nhìn thấy chiếc vớ của các cô con gái được giặt và đưa lại gần lò sưởi để sấy khô và nhét vào mỗi chiếc một ít đồng tiền vàng. Sau đó ông lặng lẽ rời khỏi nhà.

Các cô gái thức dậy vào sáng hôm sau và vui mừng khôn xiết khi phát hiện món quà giá trị này. Với sự rộng lượng của Thánh Nicholas, ba cô gái bây giờ đã đủ điều kiện để kết hôn. Người cha của họ cũng đã bỏ được mối lo về các cô sẽ phải sống trong cô đơn đến cuối đời.


Quảng cáo vớ Giáng sinh năm 1918.

Quảng cáo vớ Giáng sinh năm 1918.

Đây là một câu chuyện không rõ nguồn gốc, nhưng nó ngày càng được phổ biến rộng rãi để lý giải cho lịch sử của truyền thống treo vớ dịp Giáng sinh.

Ngày nay treo vớ là một nghi thức không thể thiếu dịp Noel của những đứa trẻ với mong muốn được nhận một món quà yêu thích trong cả năm. Các bé có thể dùng những chiếc tất lớn hơn (hầu hết là lấy tất của bố chúng), một số khác lại dùng những chiếc tất đan bằng tay trang trí họa tiết ghi dấu ấn cá nhân trên đó và có thể được dùng nhiều năm sau đó.

Thậm chí những chiếc tất không chỉ được treo ở gần lò sưởi mà ngay trên họng súng.


Treo vớ Giáng sinh trên súng trường. Trại Lee, Virginia, 1941.

Treo vớ Giáng sinh trên súng trường. Trại Lee, Virginia, 1941.

Giáng Sinh là mùa của yêu thương, của quà tặng, dù bạn có tin vào truyền thuyết trên hay không thì hãy chọn cho mình, cho gia đình mình một nghi thức để tặng quà cho nhau để gắn kết hơn với những người yêu thương. Hãy noi gương Thánh Nicholas ngày xưa, nghĩ đến những người đang đau khổ, đau buồn, đang gặp hoạn nạn cần được giúp đỡ.

Yên Nhiên

Cùng chuyên mục
XEM