'Văn hóa' hút thuốc lá của người Việt (Phần 2)

07/08/2014 08:45 AM | Sống

Rất nhiều người đã bắt đầu phản đối hút thuốc ở Việt Nam, một trong những quốc gia tiêu thụ thuốc lá nhiều nhất hành tinh.

Vào tháng 2 năm nay, tổ chức World Lung Foundation đã phối hợp với bộ y tế và đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để phát động chiến dịch “Cuộc sống không khói thuốc”. Với ý tưởng là động viên mọi người gửi những đoạn phim tự làm, hình ảnh và poster về một Việt Nam không có thuốc lá.


Chiến dịch lan ra cả Facebook


Để hưởng ứng ngày thế giới không hút thuốc 31 tháng 5, những người thắng cuộc sẽ được lựa chọn bởi các ban giám khảo và cộng đồng mạng Facebook, với số lượng “thích” nhiều nhất.

Mặc dù có khó khăn khi tiếp cận những người hút thuốc lứa tuổi trung niên, những người mà không hay sử dụng internet, chiến dịch này lại khơi dậy trí tưởng tượng của hàng nghìn người trẻ tuổi.

Những nhà chiến lược cho rằng việc này rất thiết thực, vì theo lời của bộ y tế, có khoảng 22% người Việt Nam độ tuổi 16-24 đã biết hút thuốc. Phần lớn họ dùng Facebook, với 94% trong số 8 triệu người Việt dưới 35 tuổi.

Một cách để khiến những video tuyên truyền nổi lên trên mạng internet là chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực mà thuốc lá đem lại đối với 2 điều quan trọng nhất của người Việt: gia đình và hạnh phúc.

Sức khỏe tốt, cả về thể lực lẫn tinh thần, đều quan trọng với người Việt, nên những bài thi sử dụng hình ảnh kinh dị với các số liệu khủng khiếp về tác hại của thuốc lá sẽ mang kết quả tích cực.

Banner cổ động cho chiến dịch

Cùng lúc đó, tổ chức World Lung Foundation lại có những chiến dịch hình ảnh trên TV, ví dụ như “Thuốc lá đang nuốt sống con bạn", cho thấy thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người hút mà cả gia đình của họ, làm lung lay ý nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức rằng hút thuốc là cái gì đó sành điệu lắm, ra dáng đàn ông lắm.

Thật khó mà bỏ được thuốc lá

Tuy nhiên, dù có những thành quả ban đầu với việc tuyên truyền như vậy, vẫn tồn tại rất nhiều lí do để mọi người không bỏ thuốc. Những thứ thay thế thuốc lá như miếng dán nicotine hay thuốc lá điện tử thì lại không phổ biến ở đây, và với cái giá dưới 1 USD/bao thì thuốc lá ở đây rẻ đến nỗi không mặt hàng nào cạnh tranh được.

“Tôi muốn bỏ thuốc lắm chứ, tôi chỉ hút khi muốn thư giãn hoặc giao lưu cùng mọi người thôi, và tôi cũng biết nó hại cho sức khỏe”, đây là câu trả lời thường nhận được từ những người nghiện thuốc lá.

Nhưng thực sự khó mà bỏ được khi mà thuốc lá thì rẻ và được bán nhan nhản ngoài đường

Thuế thuốc lá ở Việt Nam vào khoảng 40% giá bán lẻ, thấp nhất trong khu vực. Bộ y tế và tài chính muốn đánh vào các công ty sản xuất thuốc lá, kèm theo đó là người tiêu dùng, bằng cách tăng thuế lên 75% vào tháng 7 năm sau, và thêm 10% nữa vào năm 2018.

Không may thay, việc "cần sự thống nhất" giữa các bộ đồng nghĩa với việc phải còn lâu điều luật này mới có hiệu lực. Tất cả các công ty thuốc lá được điều hành bởi 1 bộ phận của nhà nước, có nghĩa là nhà nước thu lợi từ việc bán thuốc lá, cũng nắm quyền quản lý việc ngăn cấm thuốc!

Ví dụ, bộ tài chính và y tế phải thi hành luật thuốc lá cùng với bộ công thương, nơi quản lý thị trường của công ty thuốc lá quốc gia Vinataba. Quản lí công ty, ông Vũ Văn Cường, đã công khai chỉ trích việc tăng thuế, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập, đồng thời tạo điều kiện cho các hãng thuốc lá kém chất lượng được nhập lậu vào Việt Nam.

Hình minh họa

Mặc dù tồn tại nhiều rào cản, những người thực hiện chiến dịch vẫn giữ niềm tin rằng mọi thứ sẽ thay đổi. Nó buộc phải thay đổi vì WHO ước tính rằng số lượng người chết do hút thuốc thường niên sẽ đạt tới con số 70.000 vào năm 2030 nếu vẫn giữ nguyên tình trạng như bây giờ. Với các tổ chức như World Lung Foundation, công việc khó khăn chỉ mới bắt đầu.

Trở lại với quán cà phê Phố cổ, người đàn ông tươi cười đưa ống điếu cho người bạn ngoại quốc mới quen lần cuối. Sau khi lại bị từ chối một cách lịch sự, ông ấy lắc đầu, đặt cốc trà xuống và rít 1 hơi, mắt nhắm lại.

Hít sâu làn khói cay cay, ông ấy hẳn đang tưởng tượng đến một viễn cảnh tươi đẹp nào đó. Một lúc sau ông ấy ho sặc sụa, khạc một bãi đờm đặc lên vỉa hè và chờ tận 30 giây nữa trước khi rít hơi tiếp theo...

>> 'Văn hóa' hút thuốc lá của người Việt

Vương Nguyên

anhnt

Cùng chuyên mục
XEM