Trẻ em ngày nay đang đối mặt với những thứ nguy hiểm hơn nhiều so với 20, 30 năm trước

30/12/2015 08:53 AM | Sống

Trẻ con ngày nay được ăn no mặc ấm hơn, được tiếp xúc với các thiết bị điện tử hiện đại, khác hẳn những gì một đứa trẻ khác lớn lên cách đây 20 năm. Tuy nhiên, chính việc sống trong môi trường hiện đại hóa lại càng nảy sinh ra nhiều vấn đề chứ chẳng đơn giản hơn.

Thời đại số hóa đang ảnh hưởng đến văn hóa của trẻ

Nhìn cậu bé Kyle đang bận rộn trong thế giới game trên điện thoại di động, vì vậy, bác sĩ Sax đành hỏi người mẹ, “Kyle đã bị đau dạ dày bao lâu rồi?” Người mẹ nói, “Tôi nghĩ khoảng hai ngày.”

Đột nhiên, Kyle lên tiếng: “Im lặng đi. Mẹ không biết mình đang nói điều gì đâu”, và cậu nhoẻn miệng cười trong khi mắt không rời khỏi trò chơi điện tử của mình. Hiện tại, Kyle đã 10 tuổi.

“Tôi đã làm bác sĩ trong 29 năm. Những hành vi và ngôn ngữ tương tự ở độ tuổi đó rất hiếm trong những năm 1980 và 1990. Đó là cách ứng xử bất thường của một thập kỷ trước, nhưng lại là phổ biến trong thời đại ngày nay”, bác sĩ Saw chia sẽ. “Vấn đề lớn nhất mà trẻ em đang gặp phải là chúng đang thiếu đi văn hóa tôn trọng người khác, ngay cả với cha mẹ và thầy cô.”

Hầu hết, căn nguyên của tính tôn trọng đang bị đe dọa bởi những thói quen thường ngày của trẻ. Chúng bị tác động bởi những gì điều mình xem trên tivi, bởi những thần tượng nổi tiếng mà mình hâm mộ hoặc bởi Internet và các phương tiện truyền thông xã hội.

Trẻ em cũng có thể “bắt chước” lẫn nhau và chúng có thể cùng mặc chiếc áo thun có in khẩu hiệu thảm họa kiểu như “Tôi không ngại ngùng. Tôi chỉ không thích bạn”.

Những thách thức mà bậc cha mẹ đối mặt ngày nay rất khác so với 10 hay 30 năm trước. Quay trở lại quá khứ, những trương trình nổi tiếng và phổ biến như “Andy Griffith Show” trong những năm 1960, hay “Family Ties” trong những năm 1980 ở Mỹ đều thúc đẩy nền văn hóa tôn trọng người khác và góp sức cùng cha mẹ giáo dục những điều hay cho trẻ trên truyền hình.

Nhưng giờ đây, những trương chình như thế hiện không đủ sức hút so với những thể loại giải trí khác.

Một nghiên cứu của viện giáo dục trẻ em quốc tế National Longitudinal Study of Youth đã chỉ ra rằng trẻ thiếu tôn trọng người khác sẽ có phương hướng phát triển “nguy hiểm” trong tương lai. Cụ thể, trẻ sẽ dễ bị chán nản và lo lắng, có thể bị thừa cân và yếu ớt, khả năng sáng tạo kém và có lối sống không lành mạnh so với trẻ em có đức tính tôn trọng.

Nhưng cũng đừng thất vọng nếu trẻ như thế. Trẻ em sinh ra không biết làm thế nào để tôn trọng người khác. Chúng cần được giảng dạy. Cũng như bác sĩ Saw nhìn thấy những đứa trẻ như cậu bé Kyle trong văn phòng của mình, ông nhìn thấy ở cậu là một con người lịch sự, tôn trọng, hạnh phúc và tự tin.

Phải làm sao để con trẻ có thái độ tôn trọng nếu cha mẹ không dạy dỗ chúng? Sự vô lễ là một phần của tự nhiên, cũng giống như cỏ dại. Còn thái độ biết trân trọng là hoa hồng, cần được vun trồng, nâng niu và bảo vệ. Nếu con trẻ vô lễ, ai là người có lỗi? Có lẽ chính là người lớn chúng ta.

Trong bảy năm qua, bác sĩ Saw đã nói chuyện với nhiều phụ huynh và con cái của họ, cố gắng tìm hiểu lý do tại sao một số trẻ có văn hóa tôn trọng còn số khác thì không. Bỏ qua sự khác biệt về chủng tộc, quốc gia và thu nhập của hộ gia đình, ông tìm thấy sự khác biệt là ở các bậc cha mẹ.

Dưới đây sẽ là một số những điều mà các bậc cha mẹ “thành công” trong việc rèn giũa con cái đã truyền lại cho bác sĩ Saw:

Yêu cầu hành vi tôn trọng ở mọi thời điểm. Không chấp nhận sự vô lễ dù hoàn cảnh có là gì đi nữa. Đặc biệt, ưu tiên cho gia đình. Có nghĩa, một bữa ăn với gia đình tại nhà là quan trọng cho việc thuận tiện giáo dục trẻ, vì thế luôn được chú trọng và ưu tiên.

Ngoài ra, hãy ghi nhớ rằng để nuôi nấng con cái thành những người có văn hóa tôn trọng thì cha mẹ cũng phải như thế. Hãy nhớ rằng “trẻ con hay học lỏm”, nên các bậc phu huynh cần chú ý tới những lời nói và cách ứng xử của mình.

Trên hết, một không gian không có thiết bị điện tử sẽ dễ dàng cho việc giáo dục con trẻ. Đặt điện thoại di động xuống, không có thiết bị điện tử ở phòng ăn và phát huy những cuộc trò chuyện mặt đối mặt với con trẻ.

Cùng với đó, dạy cho trẻ cách sử dụng hiệu quả và hợp lý về các phương tiện truyền thông xã hội, tivi và các thiết bị điện tử khác.

Và nếu bạn đang chờ đội một hoàn cảnh để thực hiện sự thay đổi, không có gì tuyệt vời hơn khi nói với con trẻ vào ngày đầu năm mới. Chọn thời gian thích hợp để cùng ngồi xuống với con và giải thích rằng sẽ có một số thứ thay đổi trong gia đình nhỏ chúng ta.

Như thay đổi trong cách chúng ta nói truyện, trong cách chúng ta cư xử với nhau và cả những người xung quanh. Những việc này có thể mang lại văn hóa tôn trọng trong gia đình, không chỉ giúp con cái phát triển tốt hơn mà còn giúp cuộc sống hôn nhân vợ chồng vững bền hơn.

Tất nhiên, những điều trên không phải là dễ dàng, nhưng nó rất đáng để thực hiện.

Đinh Lộc

Cùng chuyên mục
XEM