TP Hồ Chí Minh đứng áp chót Bảng xếp hạng thành phố an toàn

01/02/2015 15:26 PM | Sống

Báo cáo chỉ số thành phố An toàn (The Safe Cities Index) năm 2015 vừa được tạp chí Economist và tổ chức NEC xây dựng và công bố. Báo cáo này dựa trên bộ chỉ số gồm hơn 40 chỉ tiêu định lượng và định tính, chia làm 4 chủ đề chính gồm: An toàn kỹ thuật số, An toàn sức khỏe, An toàn về cơ sở hạ tầng và An toàn cá nhân. Mỗi thành phố được chọn sẽ được chấm điểm theo 4 tiêu chí này.

Các chỉ số

Báo cáo tập trung vào 50 thành phố được lựa chọn bởi Economist dựa trên các yếu tố như mức độ đại diện và sự sẵn có của dữ liệu trong khu vực. Bởi vậy, đây không được coi là danh sách đầy đủ của các thành phố an toàn nhất thế giới, cũng như thành phố xếp hạng 50 trong danh sách này không phải là nơi nguy hiểm nhất trên thế giới.

Các thành phố đã trở thành nơi sinh sống của đa số người dân trên hành tinh. Mức độ đô thị hóa hiện tại dao động từ 82% ở Bắc Mỹ đến 40% ở châu Phi. Ở tất cả các khu vực, xu hướng đô thị hóa sẽ tiếp diễn mạnh hơn trong 3 thập kỷ tới. Lagos, thành phố đông dân nhất Nigeria, được dự đoán sẽ có quy mô tăng gấp đôi trong 15 năm tới.

Dù vậy, vẫn có một số thành phố đang trải qua sự suy giảm dân số vì những yếu tố như tỷ lệ sinh thấp, suy giảm kinh tế hay do thiên tai. Dân số của Seoul, thủ đô Hàn Quốc, đã giảm 800.000 kể từ năm 1990. Vì vậy không nên đưa tăng trưởng dân số để tính toán mức độ an toàn.

Các chỉ số theo dõi sự an toàn tương đối của mỗi thành phố được xem xét tổng thể ở cả 4 yếu tố gồm: An toàn kỹ thuật số, An toàn sức khỏe, An toàn cơ sở hạ tầng, và An toàn cá nhân.

An toàn kỹ thuật số

TP Hồ Chí Minh xếp vị trí 42/50 với 53,31/100 điểm. Đứng cuối bảng là Tehran với 46,58 điểm.

An toàn sức khỏe

TP Hồ Chí Minh xếp vị trí 48/50 với 48,39/100 điểm. Đứng cuối bảng là Mumbai với 45,31 điểm.

An toàn cơ sở hạ tầng

 

TP Hồ Chí Minh xếp vị trí cuối bảng (50/50) với 52,41 điểm.

An toàn cá nhân

TP Hồ Chí Minh xếp vị trí 34/50 với 65,62/100 điểm. Xếp cuối bảng là Santiago với 53,58 điểm.

Bảng xếp hạng tổng thể

Tokyo đứng đầu bảng xếp hạng tổng thế. Thành phố đông dân nhất thế giới này cũng đứng đầu trong mỗi chỉ số an toàn riêng biệt. Tokyo mạnh nhất trong việc đảm bảo bảo mật kỹ thuật số (cao hơn 3 điểm so với Singapore ở vị trí số 2).

Thành phố Hồ Chí Minh đứng vị trí 48 trong danh sách này. Jakarta đứng cuối bảng. 

MỘT VÀI KẾT LUẬN

Đô thị quy mô lớn không đảm bảo sự an toàn. Ngoại trừ Tokyo, 5 thành phố đông dân nhất thế giới (trên 20 triệu dân)  đều là các thị trường mới nổi và đứng ở nửa dưới bảng xếp hạng tổng thể gồm: Thượng Hải (30/50), Sao Paulo (40/50), Delhi (42/50), Mumbai (44/50) và Mexico City (45/40).

Mức độ an toàn của thành phố có thể thay đổi. Năm 1990, New York ghi nhận số vụ giết người cao kỷ lục (2.245 vụ), tương đương 6 vụ giết người mỗi ngày. Từ đó đến nay, dân số đã tăng hơn 1 triệu người, tỷ lệ giết người đã giảm ở mức 335 vụ trong năm 2013, mức thấp nhất trong lịch sử.

Tần suất của các vụ khủng bố và thiên tai cũng làm thay đổi bản chất an toàn của việc xem xét các yếu tố. Điện, thông tin liên lạc và hệ thống giao thông vận tải phải đảm bảo đủ mạnh và có khả năng chịu được những cú sốc từ bên ngoài khi có những rủi ro mới xuất hiện.

An toàn được liên kết mật thiết với sự giàu có và phát triển kinh tế. Không quá ngạc nhiên khi các thành phố xuất hiện trong nửa trên bảng xếp hạng đến từ các thị trường phát triển. Khoảng cách an toàn cách biệt giữa các nhóm giàu – nghèo trong khu vực lại càng rộng. Các thành phố châu Á giàu có chiếm 3 vị trí hàng đầu trong danh sách, trong khi các quốc gia láng giềng nghèo đứng chót bảng (TP Hồ Chí Minh và Jarkarta).

Sự giàu có của cải và tài nguyên không đảm bảo sự an toàn của các đô thị. 4 trong 5 thành phố ở Trung Đông được xếp vào nhóm thu nhập cao nhưng chỉ đứng ở vị trí giữa bảng xếp hạng. Abu Dhabi đứng ở vị trí 25, còn Riyadh đứng thứ 46.

Các thành phố của Mỹ thực hiện tốt nhất hạng mục bảo mật kỹ thuật số. New York là thành phố duy nhất của Mỹ xuất hiện trong Top 10. Tuy nhiên trong bảng xếp hạng về an toàn kỹ thuật số, Mỹ có tới 4 đại diện trong top 10 là New York, Los Angeles, San Francisco và Chicago. Trong khi đó, các thành phố ở châu Âu thực hiện an toàn kỹ thuật số khá tệ. London là thành phố châu Âu ở vị trí cao nhất (đứng thứ 16), thấp nhất là Rome – đứng thứ 35.

Được đánh giá là an toàn về mặt thống kê không đảm bảo cảm giác an toàn với người dân. Trong số 50 thành phố được xem xét đánh giá, chỉ có Zurich và Mexico City có chỉ số an toàn tương đương với chỉ số đo sự nhận thức về an toàn mà các công dân nước này cảm thấy.

Xem Báo cáo đầy đủ

Kỳ Anh

Kỳ Anh

Cùng chuyên mục
XEM