Thống kê cho thấy một nửa số phát minh có được do "tai nạn"

18/03/2016 08:04 AM | Sống

Đó được gọi là "tai nạn hạnh phúc".

Có một điều không thể phủ nhận rằng các nhà sáng chế là rất tài năng. Chúng ta thường coi họ như những người xuất sắc, có tầm nhìn, trí tưởng tượng và sự sáng tạo vượt trội. Tuy nhiên, bạn có biết rằng một nửa những phát minh được cấp bằng sáng chế đến từ sự tình cờ? Điều đó có nghĩa là những phát minh này ban đầu không phải mục đích của nhà sáng chế.

Kết quả được chỉ ra trong một cuốn sách có tên “ Inventology ” viết bởi tác giả người Mỹ Pagan Kennedy. Ông đã nghiên cứu một cuộc khảo sát lớn năm 2005 trên những người đang sở hữu bằng sáng chế. 50% trong số đó được xếp vào những phát minh may mắn. Nói một cách khác đó là những “tai nạn hạnh phúc”.

Theo nghiên cứu của Kennedy, một người nào đó thậm chí có thể phát minh ra một sản phẩm sáng tạo mới, trong khi họ chẳng muốn điều đó. Tuy nhiên, đó là trường hợp đặc biệt. Khảo sát cũng chỉ ra rằng cứ 3 phát minh thì 2 trong số đó đến từ sự hợp tác giữa nhiều người.

Những phát minh thường được dựa trên nhu cầu cá nhân và truyền cảm hứng từ người sử dụng chúng sau này. Vì vậy, nếu đang cố gắng phát minh ra một thứ gì đó, tốt nhất bạn nên đi nói chuyện với những “khách hàng” tương lai của mình, thay vì học để lấy bằng tiến sĩ.

Khi mọi người nạo vét những điều chưa biết, họ đang tham gia vào một hoạt động mang tính sáng tạo cao”, Kennedy giải thích. Nhà sinh vật học người Mỹ từng đoạt giải Nobel, Martin Chalfie cũng nói: “Tôi đã nghe về những nhà khoa học nhận được kết quả tốt sau khi họ vô tình đánh rơi mẫu thử nghiệm trên sàn nhà. Họ nhặt chúng lên và tiếp tục làm việc với nó”.


Alexander Fleming, người đã tình cờ phát minh ra penicillin

Alexander Fleming, người đã tình cờ phát minh ra penicillin

Kennedy đề nghị một nghiên cứu sâu hơn về những trường hợp khám phá tình cờ này. Ông hỵ vọng nếu tìm ra được một cơ chế nào đó ở đây, chúng ta có thể áp dụng nó để có được nhiều phát minh một cách dễ dàng hơn.

Trước đây, Sanda Erdelez, một nhà khoa học đến từ Đại học Missouri cũng đã cố gắng làm điều này trên 132 nhà sáng chế công bố phát minh của họ từ giữa những năm 1990. Tuy nhiên, công việc không hề dễ dàng. Cô nhận xét: “Ngay cả khi thực hiện nghiên cứu có tổ chức về những phát minh tình cờ, hiện tượng này rất khó để xác định. Dữ liệu rất khó nắm bắt và luôn thay đổi. Cuộc hành trình sẽ là điên rồ nhưng những hiểu biết tiềm năng có thể rất sâu sắc”.

Trở lại với ý tưởng một nửa phát minh đến từ sự tình cờ, biết đâu bạn cũng sắp phát minh ra một thứ gì đó. Còn nếu bạn đã đang cố gắng làm việc hướng tới một phát minh, đôi khi hãy dừng lại đôi chút và đi dạo. Bên cạnh đó, hãy cùng điểm lại những phát minh tình cờ nổi tiếng nhất mà chúng ta biết đến:


Arthur Fry, đồng sáng chế của miếng dán ghi chú với Spencer Silver

Arthur Fry, đồng sáng chế của miếng dán ghi chú với Spencer Silver

- Lò vi sóng: Được phát minh bởi Percy Spencer sau khi ông đứng cạnh một radar quân sự. Nó làm tan chảy thanh sô cô la trong túi Spencer. Sau này ông đã chế tạo một chiếc lò vi sóng và thử nó với bỏng ngô trong lần đầu tiên.

- Coca-cola: Pemberton định sáng chế ra một loại thuốc chống đau đầu và mệt mỏi từ tinh dầu cây Kola. Ai mà biết được sau này nó lại trở thành loại đồ uống giải khát nổi tiếng nhất hành tinh.

- Teflon: hợp chất được sử dụng cho các chảo chống dính. Chúng trơ, không phản ứng với các chất khác dù ở nhiệt độ cao và đặc biệt là ít có tính bám dính bề mặt. Teflon được phát minh bởi nhà hóa học Plunkett khi ông đang thí nghiệm chất làm lạnh.

- Penicillin: Đang làm thí nghiệm với vi khuẩn, Alexander Fleming bỏ đi ngủ. Tính không cẩn thận, ông quên mất một đĩa thí nghiệm bẩn trong bồn rửa. Khi trở lại, ông quan sát thấy vi khuẩn phát triển trên đĩa, ngoại trừ một khu vực mà nấm mốc được hình thành. Penicillin đã được tìm thấy từ đó.

- Miếng dán ghi chú: Spencer Silver đang tìm kiếm một hợp chất siêu kết dính. Ngược lại ông lại phát hiện ra một chất kết dính siêu yếu. Cuối cùng, chúng được phết lên cuống của tập giấy ghi chú.

Theo Zknight

Cùng chuyên mục
XEM