Theo đuổi tiền bạc, địa vị và danh vọng khiến con người không hạnh phúc?

23/07/2014 16:11 PM | Sống

Có mục tiêu cho cuộc sống là tốt, nhưng còn phải xem nó là mục tiêu hướng nội hay hướng ngoại.

Định nghĩa của mục tiêu hướng nội và hướng ngoại có ý nghĩa gần tương đồng với mục tiêu dễ dàng hay quá viển vông. Theo đó:

Hướng nội có nghĩa là những mục tiêu bên trong liên quan đến cảm xúc, tinh thần, các mối quan hệ…

Hướng ngoại có nghĩa là những mục tiêu rộng lớn, mang tầm bao quát như tiền, địa vị và danh tiếng.

Như vậy, nếu cứ cố chạy theo một mơ ước viển vông, khó khăn và không thực tế bạn sẽ sớm chán nản và gặp thất bại.

Trên thực tế, đây không phải là một vấn đề mới. Con người đã luôn được giảng dạy bởi thầy cô giáo, cha mẹ, đối tác, lãnh đạo... rằng mục tiêu hướng nội luôn tốt cho cuộc sống. Thậm chí, các nhà tâm lý học đã làm nghiên cứu và chứng tỏ điều này.

Vào năm 2003, đại học Rochester (Mỹ) khảo sát 147 sinh viên về khát vọng trong cuộc sống của họ và phân loại thành hai loại, khát vọng hướng nội và hướng ngoại. Sau đó, các nhà nghiên cứu đánh giá mức độ hạnh phúc hay không hạnh phúc của các sinh viên này.

Nghiên cứu cho ra kết quả khá bất ngờ.

Những người đặt mục tiêu hướng nội có chỉ số hạnh phúc cao hơn những người còn lại. Ngoài ra, những người có mục tiêu hướng ngoại dù đã đạt được mong muốn về sự giàu có nhưng cũng không cải thiện được nhiều tình trạng trong cuộc sống.

Các chuyên gia nói nằng, những người này chỉ cảm thấy hài lòng tạm thời tại thời điểm họ đạt được mục tiêu. Còn sau đó thì không. Thực tế mục tiêu hướng ngoại như tiền bạc, danh vọng và địa vị không đáp ứng được nhu cầu tâm lý của những người này. 

Các nhà khoa học gọi đây là tâm lý “máy chạy bộ hưởng thụ”. Điều này có nghĩa là những người đặt mục tiêu hướng ngoại không bao giờ cảm thấy đủ. Họ luôn liên tục đặt ra những yêu vầu và mong muốn có được nhiều hơn những gì đã có.

Trong khi đó, những người đặt mục tiêu hướng nội lại có thể đáp ứng trực tiếp những nhu cầu tâm lý. Khi đặt mục tiêu phát triển với những vấn đề liên quan mật thiết đến bản thân, tâm lý. Những người này sẽ có xu hướng làm việc một cách chủ động hơn.

Ứng dụng vào sự nghiệp

Con người nên đặt ra cho mình những định hướng, mục tiêu nội tại, thực tế ngay xung quanh. Và việc quan trọng nhất là đầu tư cho các mối quan hệ. 

Theo Adam Grant, tác giả cuốn sách “Cho và nhận”: "Dành thời gian cho việc tạo dựng các mối quan hệ không những không làm ảnh hưởng đến công việc của bạn mà nó còn là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong cuộc sống".

>> Bài học cuộc sống bạn không bao giờ được học từ trường lớp

Trà My

vandoan

Cùng chuyên mục
XEM