Sài Gòn 'ấm áp' trong mắt của một nhà văn Mỹ

19/11/2015 14:52 PM | Sống

Tôi khuyên bạn nên đến và trải nghiệm cái nét đẹp tinh thần - thân thiện và hào phóng đến đáng quý của con người Sài Gòn.

Cafebiz xin giới thiệu với độc giả bài viết của David Vann – một tiểu thuyết gia người Mỹ viết về trải nghiệm ấm áp và nồng nhiệt của anh khi đặt chân đến thành phố lớn nhất Việt Nam.


Tôi muốn thoát khỏi mùa đông ở Bắc Kinh. Không khí thì quá ô nhiễm đến nỗi tôi còn chẳng nhìn thấy đỉnh mấy tòa nhà cao tầng, giống như London trong cuộc cách mạng công nghiệp hay đơn thuần như một thế giới đầy tro bụi sau một vụ nổ hạt nhân. Có vẻ đây là địa điểm lý tưởng cho mấy phim về ngày tận thế mà chẳng cần bất kỳ hiệu ứng đặc biệt nào.

Gạch vỉa hè thì bị vỡ vụn như đống đổ nát, đi kèm với những chung cư chẳng bao giờ được hoàn thành và bê tông mới chỉ chát lớp ngoài một màu xám vô vọng. Không chim, không thú, không có không khí hay nước mà chỉ còn lại cái lạnh, sống sót và mấy cái loa phát thanh ở mọi nơi.

Tuy nhiên, có điều gì đó tôi vẫn thích ở các nước Xã hội Chủ nghĩa, vì vậy tôi không đi đến Thái Lan hay Philippines. Tôi đến Sài Gòn với dự tính chỉ ở đây trong một tối và sau đó đến bãi biển Mũi Né – cách khoảng 05 giờ đi xe bus để ngắm cảnh hoàng hôn trên biển.

Nhưng tôi đã ở lại Sài Gòn tới 06 tháng, dù tôi thường không thích khung cảnh thành phố, và đây là lý do tại sao:

Tuần đầu tiên ở đây, ngày nào tôi cũng thức đến 4 – 5 giờ sáng, nhảy trong nhiều giờ ở các câu lạc bộ. Tôi từng có một trải nghiệm tương tự như thế hồi còn ở bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa hè những năm 90, với các câu lạc bộ ngoài trời rồi nhiều chương trình nhảy nhót trong cái không khí ấm áp. Nhưng Sài Gòn còn tốt hơn thế bởi ở đây chẳng ai phán xét ai.

Mọi người hoàn toàn thân thiện và đơn thuần chỉ muốn nhảy và chia sẻ thức uống. Và đương nhiên họ chẳng quan tâm đến tuổi tác của bạn. Tôi đã 48 tuổi, nhưng điều đó chẳng còn quan trọng đối với những người bạn dù chỉ mới 40, 30 hay thậm chí 20 hay khi bạn say đắm trong những vũ điệu. Tôi có thể nhảy bò trên sàn hay trèo lên từ lan can, mọi người chỉ cười và tham gia nhiệt tình.

Vì vậy, chả phải lo lắng làm sao để trông mình thật ngầu, thật bảnh, và cũng chẳng quan tâm về giới tính. Tôi nhảy với rất nhiều phụ nữ, và có cảm giác ngây thơ một cách kỳ quặc nhưng vẫn tràn đầy niềm vui trong trẻo. Tôi đã không cảm thấy niềm vui như thế trong nhiều năm nay. Cảm giác như được trẻ lại rất nhiều.

Tuy nhiên, “phiên bản tuổi thơ mới” tràn ngập trong hơi men. Con người nơi đây uống bia trong nhưng bình khổng lồ với nhiều đá, nhưng thi thoảng tôi chỉ đơn thuần thích một đĩa hoa quả và một cốc nước trái cây.

Tôi không hẳn là kẻ nghẹ rượu, vì vậy vừa mới uống một chút là tôi cảm thấy giống như Superman, và cố gắng trồng cây chuối, đến nỗi gãy xương (sau đó mất 2 tháng để lành). Bây giời, tôi như một diễn viên múa, cố gắng để không chơi trò “Uptown Funk”, nhưng vẫn rất vui.

Điều khiến tôi ngạc nhiên đó chính là sự thân thiện của người Sài Gòn. Tôi từng nghĩ rằng sau khi người Mỹ chúng ta trải bom gần như toàn bộ đất nước ngày, đầu độc họ với chất độc màu da cam, rồi với nhiều hành động tàn bạo không tưởng, họ hẳn phải có ác cảm về người Mỹ.

Và khi tôi ở đây, trong lễ kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, khi họ đánh bại chúng ta, diễn ra rất hoành tráng, với cờ hoa, âm nhạc, vũ điệu cùng nhiều chương trình truyền hình trực tiếp. Nhưng thậm chí sau đó tôi đi dạo phố, và tất cả mọi người đều mỉm cười với tôi.

Một quán bar ở con phố Bùi Viện

Mọi người ở đây gần như có một cuộc sống khá khó khăn và thiếu thốn tiền bạc. Họ đang sống trong một nền kinh tế thời hậu thuộc địa mà giá trị lao động bị trả giá thấp, kiếm chỉ khoảng 1 USD/giờ.

Và đương nhiên, tôi như một chiếc máy rút tiền tự động biết đi, và giống như một nhà nhân chủng học, tôi chẳng thế hiểu rõ văn hóa của họ bởi tôi đơn thuần không phải là họ. Nhưng tôi có thể dám chắc họ không đổ lỗi hay thương hại chính mình vì cách người Mỹ làm.

Điều đáng quý mà tôi còn thấy là cách họ dành phần lớn thu nhập của mình để nuôi cha mẹ và những người anh ẹm ruột, sống trong nền tảng giá trị gia đình bền chặt - thứ mà chúng ta (người Mỹ) đã mất đi. Thuật ngữ “giá trị gia đình” ở mỹ chỉ như một sợi dây níu kéo mọi người (dù họ chẳng mong muốn).

Nhưng ở đây, giá trị ấy thực sự sống, và sự tự lập, làm việc chăm chỉ, không phàn nàn cũng thực sư tồn tại, và giấc mơ cụ thể hóa hơn so với một người Mỹ có thể mơ nhưng chẳng thế tả nổi mơ gì.

‘Mọi người đều nở nụ cười với tôi: gương mặt truyền thống của con người thành phố lớn nhất Việt Nam

Đương nhiên, không có gì là hoàn hảo. Tôi đã từng chạy trên một chiếc xe máy và chân tôi bị bỏng bô – đau đớn hơn bạn tưởng nhiều trừ khi bạn đã từng bị. Tôi đã được mời đến đám cưới và đám ma, và họ uống quá nhiều rượu cùng như quá nhàm chán với mấy bài Karaoke tệ hại và còn xe tải thì chạy ầm ầm đầy khói bụi.

Họ luôn cố ép tôi ăn tiết canh, thịt mỡ hay trứng vịt lộn; nhưng họ luôn dành cho tôi một phòng ngủ riêng của họ - dù cho tôi chỉ cần một tấm nệm trên sàn là đủ - còn ngoài ra đây có lẽ là những món ăn ngon nhất mà tôi từ ăn trong đời: cá và xúc xích hun khó, chè tươi, cá và bánh tôm cùng thị lợn nướng – ngoài ra có nhiều món ăn địa phương khác rất đa dạng, và tôi cảm thấy thật đáng quý.

Đấy tất cả là những điểm mấu chốt mà tôi sống 6 tháng ở đây một mình nhưng chẳng bao giờ thấy cô đơn. Trên thang máy của một trung tâm thương mại, tôi chỉ vào vết bỏng ở chân một người phụ nữ rồi chỉ vào của tôi, cô ấy chỉ cười như có một sợi dây liên kết giữa những vệt sẹo.

Tôi khuyên bạn nên đến và trải nghiệm cái nét đẹp tinh thần - thân thiện và hào phóng đến đáng quý của con người nơi đây.

Ngọc Quân

Cùng chuyên mục
XEM