Liệu con người có thể học trong khi ngủ?

17/07/2015 10:07 AM | Sống

Ý tưởng về việc học khi đang ngủ từng được cho là không khả thi. Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều cách để giúp bạn nâng cao các kỹ năng khi đang say giấc nồng.

Nội dung nổi bật:

- Giấc ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người vì thế việc học trong lúc ngủ đã được nhiều nhà văn nghĩ đến từ khá lâu tuy nhiên vẫn chưa có một phương pháp chính thức nào được đưa ra giúp chúng ta có thể “học” trong khi ngủ.

- Vào buổi tối, não của chúng ta bận rộn với việc xử lý và củng cố những sự kiện chúng ta đã bắt gặp trong ngày. Lợi dụng điểm này các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm và đưa ra các phương pháp giúp chúng ta có thể tăng cường hoạt động của não bộ trong khi ngủ.

- Một số phương pháp đơn giản tới bất ngờ như: Phương pháp mùi hương, úng dụng công nghệ neurofeedback và âm thanh.


Trước khi chui vào chăn, bạn chuẩn bị căn phòng mình kỹ càng - xịt hương thơm lên gối, gắn headphone vào tai, thậm chí quấn một chiếc khăn có hình dáng kỳ lạ lên đầu rồi mới ngủ.

Toàn bộ quy trình này chỉ tốn vài phút, nhưng bạn hy vọng điều này có thể giúp bạn thúc đẩy quy trình học những kỹ năng mới: Từ việc học đàn piano, tennis đến ngoại ngữ ví dụ tiếng Pháp.

Bạn sẽ không nhớ gì nhiều về quy trình này khi thức dậy, nhưng điều đó không quan trọng: Các kỹ năng của bạn sẽ trở nên tốt hơn vào sáng hôm sau.

Ý tưởng về việc học khi đang ngủ từng được cho là không khả thi. Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều cách để giúp bạn nâng cao các kỹ năng khi đang say giấc nồng.

Mặc dù hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào giúp bạn học những kỹ năng hoàn toàn mới trong trạng thái vô thức, điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể sử dụng giấc ngủ nhằm tăng cường trí nhớ. Vào buổi tối, não của chúng ta bận rộn với việc xử lý và củng cố những sự kiện chúng ta đã bắt gặp trong ngày. Và có nhiều cách để thúc đẩy quá trình này.

Giấc ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người vì thế việc học trong lúc ngủ đã được nhiều nhà văn nghĩ đến từ khá lâu. Điển hình là tác phẩm “Aldous Huxley’s Brave New World” một cậu bé người Ba Lan đã học tiếng Anh trong khi ngủ qua các bài giảng của George Bernard Shaw.

Trong thực tế những kiểu học như trên là hoàn toàn không thể mặc dù một vài nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các người ta có thể nhận biết khi ngủ nhưng các nhà nghiên cứu không thể đảm bảo rằng họ không thức dậy để nghe những bản thu âm đó.

Để kiểm nghiệm lý thuyết này Charles Simon and William Emmons gắn những bảng từ lên mặt và đầu của người tham gia nghiên cứu để đảm bảo rằng họ chỉ mở băng khi người nọ đã hoàn toàn chìm vào giấc ngủ. Và họ phát hiện ra rằng người nọ chẳng ghi nhận được điều gì khi vô thức. Kết quả này đã được công bố vào những năm 1950.

Mặc dù không thể tiếp nhận thông tin mới, không có nghĩa là bộ não hoàn toàn ngưng hoạt động vào đêm.Não bộ của chúng ta vẫn tiếp tục xử lý những điều chúng ta bắt gặp trong ngày, gửi các ký ức đến những vùng khác nhau trong não, nơi chúng được chuyển vào nơi lưu trữ lâu dài.

"Quy trình này giúp ổn định các ký ức và nối chúng vào chuỗi những ký ức dài hạn khác", Susanne Diekelmann, Từ đại học Tubingen ở Đức, nói.

Giấc ngủ cũng giúp tổng quát hoá những gì đã học, giúp chúng ta có được sự linh động để áp dụng các kỹ năng trong những tình huống mới. Như vậy, dù không thể tiếp thu các kiến thức mới, bạn vẫn có thể củng cố những kiến thức hoặc kỹ năng đã học trong lúc ngủ.

Một số phương pháp thúc đẩy quá trình “học” trong lúc ngủ:

1. Phương pháp mùi hương

Một nhà nghiên cứu thuộc giới quý tộc Pháp từ thế kỷ 19, d'Hervey de Saint-Denys đã phát kiến ra phương pháp đơn giản này. Ông nhận ra rằng khi ông đi vào giấc mơ, ông có thể nhớ lại những kí ức mà có liên quan tới mùi vị hoặc âm thanh nhất định.

Trong một thử nghiệm, ông đã vẽ một người phụ nữ trong trang phục hở hang, trong lúc nhai rễ cây hoa diên vỹ. Người hầu của ông này sau đó nhét rễ cây vào miệng ông trong lúc ngủ. Mùi rễ cây khiến ông nằm mơ thấy cùng một người phụ nữ trong cùng một trang phục, đang biểu diễn trên sân khấu. Trang phục này rất khó được phê duyệt lên sân khấu biểu diễn.

Trong một thử nghiệm khác, ông nhờ chỉ huy dàn nhạc chơi một số bản waltz nhất định mỗi khi ông khiêu vũ với 2 người phụ nữ xinh đẹp và quyến rũ. Sau đó ông hẹn giờ cho máy nghe nhạc phát cùng một bản nhạc vào buổi tối. Kết quả là ông nằm mơ thấy những khuôn mặt xinh đẹp đó trong giấc ngủ.

Marquis đơn giản chỉ muốn gieo vào giấc ngủ của mình những trải nghiệm dễ chịu (và đôi khi cả dục vọng), nhưng có lẽ các phương pháp tương tự cũng có thể kích hoạt não trong khi ngủ để phát lại việc “học” các kỹ năng hoặc sự kiện, tăng cường bộ nhớ trong quá trình này.

Diekelmann lại tiến hành một thử nghiệm khác. Ông yêu cầu các tình nguyện viên chơi một trò chơi về sự tập trung, trong đó họ phải học các kí tự và vật thể trong từng ô trước khi chìm vào giấc ngủ. Một trong số những người này trong quá trình chơi trò chơi đã được tiếp cận với những mùi nhất định.

Sau khi họ chìm vào giấc ngủ, Diekelmann cho những người đó ngửi mùi vừa rồi. Hình ảnh quét não cho thấy những người đã được tiếp xúc với mùi hương trước đó có sự liên hệ giữa các vùng “hồi hải mã” (vùng não trước) và vùng võ não tốt hơn. Đây là một cơ chế hoạt động giúp tăng cường trí nhớ.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không chỉ có những mùi thơm hoặc bản nhạc hay có thể khơi gợi ký ức trong khi ngủ.

2. Phương pháp ứng dụng công nghệ neurofeedback

Trong tương lai, những tiến bộ về công nghệ cũng có thể giúp ích.

Quy trình củng cố ký ức được cho là xảy ra trong những lần dao động sóng điện não cụ thể. Điều quan trọng là khuyến khích những dao động này xảy ra mà không làm chúng ta bị thức giấc.

Jan Born, từ Đại học Tubingen, đã dẫn đầu những thử nghiệm như vậy.

Vào năm 2004, ông nhận ra rằng có thể tăng cường độ những tín hiệu này bằng máy kích thích sóng điện não. Kết quả cho thấy người tham gia thử nghiệm đã đạt kết quả cao hơn trong bài sát hạch về trí nhớ.

Gần đây, ông đã tìm ra cách đơn giản hơn, bao gồm việc sử dụng một tấm lưới điện cực để đo hoạt động não, trong lúc headphone được sử dụng để phát âm thanh tương ứng với các làn sóng não.

"Phương pháp này làm tăng cường độ các sóng điện não chậm", và "Đây là cách tự nhiên nhằm đưa não bộ hoạt động theo nhịp", Born cho biết.

Nếu như bạn không thích phải đi ngủ với một cặp headphone, Miriam Reiner tai Viện Nghiên cứu Công nghệ Technion tại Israel có thể có một phương pháp hấp dẫn hơn. Bà hi vọng sẽ sử dụng một dạng neurofeedback* cho phép các đối tượng kiểm soát hoạt động thần kinh của họ trong khi tỉnh táo.

*Neurofeedback là một liệu pháp sử dụng máy thu tín hiệu sóng não như là làm EEG rồi có những phản hồi lại với hệ thần kinh bằng một hệ thống máy.

Bà sử dụng một dây điện cực để nối não bộ của người tham gia thử nghiệm với một trò chơi. Trong trò chơi, người tham gia thử nghiệm được yêu cầu lái xe bằng suy nghĩ của mình.

Khi điện cực phát hiện ra đúng tần số của sóng điện não - yếu tố liên hệ với việc xử lý và củng cố các ký ức, nó sẽ tăng cường độ, nếu không, nó sẽ chậm lại.

Thường chỉ mất vài phút để chúng ta thiết lập các vòng quay lên sóng não phải và sự thay đổi trong tâm trí này rất dễ nhận thấy. “Tôi cảm thấy thư thái như khi đang ở ngoài vườn cây và đi dạo trên bãi biển. Giống như được ở một nơi tuyệt đẹp, thanh bình.”

Ý tưởng đằng sau thử nghiệm này là nhằm thúc đẩy quy trình xử lý các ký ức ngay sau khi tiếp thu kiến thức mới, Reiner cho biết.

Điều này giúp cho não bộ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sắp xếp lại những sự kiện đã xảy ra trong ngày.Điều này giống như: “Bạn gieo hạt ban ngày và chúng lớn lên trong đêm” Reiner nói.

3. Phương pháp âm thanh

Để kiểm tra tác động vào việc học, các tình nguyện viên đầu tiên học được một chuỗi vận động phức tạp của ngón tay - một chút giống như học chơi một giai điệu trên đàn piano - trước khi tiến hành neurofeedback khoảng 30 phút.

Tác dụng của việc này được thể hiện ngay sau khi tiến hành thí nghiệm, khả năng ghi nhớ các nút điều khiển tốt hơn khoảng 10%. Điều này cho thấy các trò chơi điện tử trên máy tính bình ổn kí ức ngay khi chúng ta chìm vào giấc ngủ.

Các thí nghiệm sau còn cho ra kết quả khả quan hơn, chứng tỏ neurofeedback có khả năng giúp tăng cường trí nhớ khi ngủ.

Tất nhiên, chúng ta sẽ cần những thí nghiệm lớn hơn, với nhiều người tham gia hơn, trước khi những phương pháp này được đưa vào sử dụng trong đời sống hàng ngày.

Thụy Dương/Theo Entrepreneur

Cùng chuyên mục
XEM