Kiệt tác là mớ photocopy: 'Cháy nhà' ra mặt... thợ chép tranh

30/09/2013 10:04 AM | Sống

Các chuyên gia chép tranh tha hồ 'phóng bút' và kiếm bộn tiền vì chẳng ai phân biệt nổi tranh 'thật' hay 'giả'!

Nội dung nổi bật:

Những bức tranh đắt tiền được các nhà kinh tế học xếp vào nhóm hàng hóa định vị (positional goods). Chúng mang giá trị lớn vì chỉ một số người mới có thể sở hữu trong tay.

Vì độc đáo, hiếm lạ nên các kiệt tác được rao bán với số tiền cao ngất ngưởng. Không ít chuyên gia chép tranh đã vì thế mà nhân bản hàng loạt để kiếm lời.

Người mua mất niềm tin và giận dữ vì những bức tranh nhân bản hàng loạt này.


Điều gì làm nên một nghệ sĩ vĩ đại? Một tác phẩm lỗi lạc, bản thiết kế xuất sắc hay những ý tưởng độc đáo? Rất nhiều yếu tố! Nhưng có một điều chắc chắn rằng, người nghệ sĩ vĩ đại nhất khi anh ta gửi gắm được những điều kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng vào trong tác phẩm.

Bên cạnh các nghệ sĩ, có những con người có khả năng nắm bắt tinh tường sự kỳ diệu ấy để rồi sản xuất hàng loạt theo yêu cầu.

Pha lừa đảo của các nghệ sĩ

Năm 1945, họa sĩ Hà Lan Han Van Meegeren đã bán một bức tranh của danh họa Vermeer cho Hermann Goering, phụ tá đắc lực của Hitler trong thế chiến thứ hai. 

Van Meegeren bị kết tội danh phản quốc vì dám bán "bảo vật quốc gia". Để thoát trọng tội, Meegren thú nhận đó chỉ là bức tranh giả mạo do chính tay ông vẽ. Tòa án yêu cầu ông sao chép lại một tác phẩm bất kỳ của Vermeer để chứng minh, ông khinh khỉnh gạt đi và tuyên bố sẽ vẽ nên một bức "Vermeer" mới toanh và đẹp hơn nhiều lần. 

Bức vẽ "Chúa Jesus giữa các nhà học giả" (Jesus Among the Doctors) sáng tác theo đúng phong cách của bậc thầy hội họa Vermeer được bày ra trước những cặp mắt sửng sốt của phiên tòa. Thời điểm đó Goering cũng đang lâm vào khó khăn nên không kiện Meegeren.

Nhà môi giới nghệ thuật New York Glafira Rosales chưa mắc phải trường hợp trên nhưng tuần vừa rồi, cô cũng đã thú nhận rằng: trong vòng 15 năm qua Rosales đã gạt hai phòng trưng bày nghệ thuật thương mại trong vùng mua 63 tác phẩm sao chép với giá trên 30 triệu USD. Hiện Glafira Rosales đang chờ tuyên án.

Khi kiệt tác thành mớ photocopy

Glafira Rosales phạm tội buôn bán những thứ không được coi là hàng hóa và phải chịu hình phạt thích đáng. Nhưng dù gây ra tổn thất kinh tế ở mức độ nào đó, những tay chép tranh cũng đã góp phần phục vụ nhu cầu thưởng thức cho cộng đồng qua con đường bày bán những giá trị nghệ thuật thực thụ vốn chỉ có trong giới ra bên ngoài.

Giới nghệ thuật luôn tự hào rằng không ai có thể sao chép được tác phẩm của các họa sĩ lớn, và sự "độc" này giải thích tại sao các bức vẽ thường có giá trên trời. 

Nhưng những tay chép tranh khét tiếng như Meegeren hay Pei-Shen Qian còn nhái được cả tác phẩm của MarkRothkoJacksonPollock để những người như Rosales đem ra bán, điều đó cho thấy việc nhân bản chỉ là chuyện nhỏ, nếu không những sai khác giữa hàng thật và hàng nhái đã rõ rành rành. Đáng tiếc khách hàng của Rosales lại không phân biệt nổi.

Phải chăng nếu khách hàng mua các kiệt tác về chỉ vì đẹp thì họ sẽ sẵn lòng chưng lên tường nhà những bản copy chất lượng? Nhưng không, thái độ giận dữ của công chúng trước tình trạng hàng nhái bày bán la liệt cho thấy suy nghĩ trên chỉ là sai lầm.

Càng độc thì càng đắt

Những bức tranh đắt tiền được các nhà kinh tế học xếp vào nhóm hàng hóa định vị (positional goods). Chúng mang giá trị lớn vì chỉ một số người mới có thể sở hữu trong tay. Mỗi bức tranh trên tường nhà, mỗi bức tượng trong vườn hoa đều ngầm "khoe" gu thẩm mỹ cũng như độ dày ví tiền của chủ sở hữu.

Thông thường, hàng hóa giá càng cao thì lượng cầu càng giảm. Nhưng tác phẩm nghệ thuật, siêu xe, rượu hảo hạng... lại là những thứ đi ngược với quy luật kinh tế. Khi hàng hóa mua về thể hiện rằng chủ sở hữu của nó không ngại chi tiêu, giá sản phẩm đột ngột thay đổi khiến cho cầu hàng hóa bùng nổ.

Nhờ vậy, "thật" và "độc" là hai yếu tố sống còn làm nên giá trị cao ngất của tác phẩm. Nhưng nhiều nghệ sĩ đã liều lĩnh bỏ quên trường hợp của họa sĩ Damien Hirst: Các bức tranh chấm của nghệ sĩ đương đại người Anh này đã mất giá thảm hại vì người ta phát hiện thấy tác phẩm được sản xuất với số lượng lớn, chẳng ai đếm nổi có bao nhiêu bức đang trôi nổi trên thị trường. Người mua mất niềm tin vì những bức tranh nhân bản hàng loạt đó không mang trong mình dấu ấn của tác giả.

Sự nghiệp của Rosales là câu chuyện kể ảm đạm về ngành kinh doanh vốn mang sứ mệnh tôn vinh văn hóa tối thượng của nhân loại nhưng để rồi ở đó tên tuổi họa sĩ lại quan trọng hơn tính thẩm mỹ còn các chuyên gia thì mù tịt không phân biệt được thật giả. 

Độc đáo, xác thực, giàu ý nghĩa là những yếu tố làm nên một tác phẩm nghệ thuật. Vì lẽ đó, đôi khi cuộc đời của những tay sao chép, môi giới như Roscales đây mới chính là "nghệ thuật" chứ không phải những tấm giấy đóng khung họ đem ra rao bán.

Thùy An 

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM