Infographic: Việt Nam trước và sau khi hợp pháp hóa chuyển giới

04/12/2015 09:54 AM | Sống

Nhiều người không hề biết rằng trước khi hợp pháp hoá chuyển giới vào ngày 24/11 vừa qua, Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới không cho phép chuyển đổi giới tính.

Sáng ngày 24/11, Quốc hội chính thức thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó có quy định về chuyển đổi giới tính và các quyền, nghĩa vụ liên quan. Cộng đồng người chuyển giới Việt Nam và những người ủng hộ LGBT vỡ òa trong niềm hạnh phúc, xuống đường ăn mừng ở cả Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Là người ngoài cuộc, nhiều bạn không hiểu vì sao những người chuyển giới lại... vui đến thế? Vậy Việt Nam trước và sau khi hợp pháp hóa chuyển đổi giới tính có gì thay đổi mà tác động mạnh mẽ đến cộng đồng các bạn chuyển giới như vậy?

Nhiều người không hề biết rằng trước khi có quyết định trên, Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới không cho phép chuyển đổi giới tính.

Trước khi chuyển giới được hợp pháp hóa ở Việt Nam, chỉ những người có khuyết tật bẩm sinh, chưa định hình được giới tính mới được phép can thiệp y học.

Khi bên ngoài và trên giấy tờ không khớp nhau, những người chuyển giới nghiễm nhiên trở thành những người vô hình trong xã hội. Không có giấy tờ nào xác nhận sự tồn tại của họ nữa.

Tên gọi trái với giới tính mà họ tự cảm nhận về bản thân là một trong những rào cản lớn nhất, khiến nhiều người chuyển giới mất đi tự tin trong giao tiếp, cuộc sống hàng ngày.

Vô số người chuyển giới đã có những trải nghiệm bẽ bàng, xấu hổ nơi đông người vì giới tính khai sinh trên giấy tờ của mình.

Giữa sức khỏe và được sống thật, người ta sẽ chọn cái gì? Cindy Thái Tài từng trải lòng: "Nhưng giây phút chị mở mắt tỉnh dậy, lấy tay chạm lên cơ thể còn băng bó kín mít và đau đớn ê ẩm, chị bỗng cảm thấy mình như được hồi sinh. Chị cảm thấy rằng, nếu lúc bấy giờ, chị có chết đi, chị cũng cảm thấy hạnh phúc và xứng đáng." Và cô không phải người duy nhất có suy nghĩ ấy.

Đã có không ít những người chuyển giới tiền mất tật mang vì phải phẫu thuật ở những cơ sở chui trong nước.

Chi phí đắt đỏ để sang nước ngoài chuyển giới là rào cản với phần lớn những người chuyển giới ở Việt Nam.

Khi ngoại hình đã thay đổi, nhiều người chuyển giới không dám đến khám ở các cơ sở y tế trong nước vì sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử.

Ngành công nghiệp chuyển giới đang mang về cho Thái Lan hàng triệu du khách mỗi năm. Với việc hợp pháp hóa chuyển giới, người ta đang mong đợi một tương lai khởi sắc cho ngành du lịch Việt Nam - vốn đã có thể thực hiện những ca phẫu thuật chuyển giới với chi phí phải chăng.

Cùng chuyên mục
XEM