Bóc mẽ 8 lời bào chữa vô lý về việc tiết kiệm tiền của con người

14/08/2014 14:02 PM | Sống

Có hàng tá lý do con người bào chữa cho việc chưa tiết kiệm, có thể là bởi họ còn quá trẻ, quá già hoặc quá bận rộn.. Nhưng thực chất đây chỉ là những lời bào chữa hết sức vô lý.

“Tôi quá bận rộn”

Không chỉ bạn mà hầu hết mọi người đều rất bận rộn. Thực chất khi thốt lên câu nói này có nghĩa là bạn đang lười biếng và cố tỉnh lảng tránh việc phải tiết kiệm cho sự an toàn trong tương lai của bạn.

Có nhiều cách để tiết kiệm mà không ảnh hưởng đến lịch làm việc sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể yêu cầu ngân hàng tạo một tài khoản tiết kiệm tự động, hàng tháng sẽ có một khoản tiền nhất định được chuyển vào tài khoản "để dành" mang tên bạn.

“Tôi không có đủ tiền”

Khi nói ra như vậy, bạn cần phải nhìn lại vấn đề chi tiêu của mình. Không phải là mãi mãi, nhưng việc này sẽ giúp bạn tìm ra ý tưởng tốt nhất về nơi bạn nên tiêu tiền.

Để làm tốt hơn nữa, bạn có thể viết ra những món đồ bạn muốn mua và đặt nó vào một phần mềm ứng dụng quản lý tài chính. Sau khi nhìn thấy tổng số tiền sẽ phải tiêu bạn có thể lên phương án tiết kiệm hoặc tiêu ít hơn.

“Tôi còn trẻ, tôi còn thời gian”

Bạn còn trẻ, vừa ra trường và tìm được việc làm, rất khó để khuyên bạn nghĩ về một kế hoạch tiết kiệm dài hạn như nghỉ hưu.

Tuy nhiên, không bắt đầu sớm việc tiết kiệm là một điều đáng tiếc nhất mà hầu hết những người trong độ tuổi từ 30 trở đi thường nói. Càng khởi động việc này sớm, tương lai của bạn càng được đảm bảo hơn.

“Tôi đã quá già, quá muộn để tiết kiệm”

Không bao giờ là quá muộn để tiết kiệm và lo lắng cho tương lai. Vì thế, dù đã “chấp chới” ở tuổi nghỉ hưu, bạn hãy ngẫm nghĩ lại và hỏi chính mình xem phương án nào là tốt nhất để bạn tiết kiệm trong độ tuổi này.

Bạn có thể bắt đầu với những suy nghĩ về việc: Kéo dài thêm thời gian làm việc, sống tiết kiệm hơn và đặt ra một vài mục tiêu mới. Con người sẽ có động lực để phấn đấu hơn nếu họ tự đặt ra mục tiêu cho cuộc sống.

“Công ty của tôi không lên kế hoạch về hưu trí”

Điều này thật đáng thất vọng, nhưng nó không phải là một rào cản quá lớn cho kế hoạch tiết kiệm của bạn. Hãy tự trích một khoản trong tiền lương hàng tháng và lo cho tương lai của mình.

“Chồng hoặc vợ tôi đã tiết kiệm rồi, tại sao tôi lại phải làm điều đó”

Theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi người nên có một tài khoản tiết kiệm mang tên mình. Điều này sẽ giúp bạn có trách nhiệm và chủ động hơn với tài khoản đó. Đây là kỹ năng quan trọng cho cả cuộc sống và quản lý tài chính.

“Tại sao phải tiết kiệm trong khi lãi suất quá thấp”

Tiết kiệm không phải là một hành động thất thường, nó phải là thói quen và thực hiện thường xuyên, đều đặn trong cuộc sống. Vì thế, bạn không nên để mức độ tăng giảm của lãi suất ảnh hưởng tới vấn đề này.

Ngoài ra, bạn cũng không nên để tất cả tiền trong một tài khoản tiết kiệm, hãy nghĩ đến việc đầu tư để tạo ra những khoản tiền sinh lợi nhiều hơn nữa.

“Tôi sẽ làm nó vào ngày mai”

Tại sao khi đang có đủ, thậm chí thừa khả năng để thực hiện việc tiết kiệm ngay lập tức, bạn lại phải để nó đến ngày hôm sau. Vấn đề ở đây là quan niệm về thời gian sẽ ảnh hưởng đến hành vi tài chính của bạn.

Bạn nên sống cho ngày hôm nay, tự động tiết kiệm, tương lai sẽ nói cảm ơn vì điều đó.

>> Những thói quen phung phí tiền bạc nên từ bỏ ngay hôm nay

Trà My

vandoan

Cùng chuyên mục
XEM