Bạn có thể bị ung thư dạ dày nếu có thói quen gắp thức ăn cho nhau

10/01/2016 17:03 PM | Sống

Gắp thức ăn cho nhau rất nguy hiểm, có thể dẫn đến lây các bệnh qua đường tiêu hóa, đặc biệt là vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, lâu ngày tiến triển thành ung thư dạ dày.

Bà Nguyễn Thị Tốn 65 tuổi, trú tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội – một bệnh nhân bị ung thư dạ dày từ 3 năm trước cho biết, bà bị viêm loét dạ dày 20 năm nay. Nhiều lần đi xét nghiệm dịch vị dạ dày, bác sĩ đều cho biết bà bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP nhưng không thể điều trị dứt điểm được loại vi khuẩn này.

Điều bà Bốn lo lắng nhất là từ viêm loét dạ dày, bệnh đã tiến triển sang ung thư. Các biểu hiện của bệnh như những cơn đau bình thường bà vẫn gặp nên bà chủ quan chỉ uống nghệ đen, mua thuốc bắc về uống.

Đến khi đau quá, bà xuống Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư dạ dày giai đoạn 2b, phải cắt 2/3 dạ dày. Mặc dù bệnh ung thư đã được khống chế nhưng bà Tốn vẫn rất lo lắng vì con trai và con gái của bà cũng bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bà sợ mình đã góp phần làm bệnh lây sang các thành viên khác trong gia đình.

Gắp thức ăn cho nhau rất nguy hiểm, có thể dẫn đến lây các bệnh qua đường tiêu hóa, đặc biệt là vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, lâu ngày tiến triển thành ung thư dạ dày. (Ảnh minh họa).
Gắp thức ăn cho nhau rất nguy hiểm, có thể dẫn đến lây các bệnh qua đường tiêu hóa, đặc biệt là vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, lâu ngày tiến triển thành ung thư dạ dày. (Ảnh minh họa).

Một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại một bệnh viện tư nhân lớn ở Hà Nội cho biết việc gắp thức ăn cho nhau rất nguy hiểm, có thể dẫn đến lây các bệnh qua đường tiêu hóa, viêm gan A, đặc biệt là vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, lâu ngày tiến triển thành ung thư dạ dày.

Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch hội Nội khoa Việt Nam cho biết vi khuẩn HP sống dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng ổ loét, xuất huyết da dày, nếu không cấp cứu kịp có thể gây tử vong. Tuy nhiên, không phải ai nhiễm vi khuẩn này cũng phát triển thành ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP lây lan qua rất nhiều đường khác nhau, nhưng HP có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền qua người lành chủ yếu thông qua đường ăn uống. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HP trong cộng đồng nước ta rất cao là do thói quen ăn uống chung đụng.

Theo thống kê của hội tiêu hóa, hiện nay có đến 95% số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày là do vi khuẩn HP. Bệnh phát triển mãn tính có nguy cơ ung thư dạ dày rất cao.Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa.

Bác sĩ Đặc Thế Căn – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện K, Hà Nội cho biết hiện nay số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa đang tăng, đặc biệt là bệnh ung thư dạ dày, đại tràng, căn bệnh liên quan đến lối sống, ăn uống hàng ngày của mọi người. Bác sĩ Căn lo ngại vì nhiều người bị viêm loét dạ dày sau đó tiến triển thành ung thư.

Cùng chuyên mục
XEM