Bạn chứng minh được 1=2 không? Phỏng vấn vào Đại học Ấn Độ phải trả lời câu này đấy

07/03/2016 09:39 AM | Sống

"Em sẽ làm gì khi một sáng thức dậy em thấy có người lạ đi ra khỏi phòng mẹ mình?" - Học viện quản lý Ấn Độ Calcutta.

Môi trường cạnh tranh bậc Đại học của Ấn Độ là cực kỳ khắc nghiệt, vì vậy một số trường đã nghĩ ra những câu hỏi kỳ dị bậc nhất thế giới để tìm ra sinh viên nào tiềm năng nhất. Sau khi nói chuyện với một số sinh viên và tra khảo các nguồn có sẵn trên mạng, chúng tôi xin được giới thiệu tới bạn những câu hỏi khó đỡ nhất trong vài năm gần đây ở một số trường học/học viện hàng đầu Ấn Độ:

"Cấu trúc tuyển dụng và đào tạo nhân lực của ISIS như thế nào?" - Học viện quản lý Ấn Độ (IIM) Lucknow

"Em sẽ phản ứng như thế nào nếu một sáng thức dậy em thấy mình có thai?" - vẫn là Học viện quản lý Ấn Độ Lucknow

"Thời tiết bên ngoài như thế nào?" - từ sinh viên Karan Sehgal tại Cao Đẳng St.Stephen

"Chúng tôi đã lắp đặt bao nhiêu điều hòa nhiệt độ tại trường?" - Cao Đẳng St.Stephen

"Em sẽ làm gì khi một sáng thức dậy em thấy có người lạ đi ra khỏi phòng mẹ mình?" - Học viện quản lý Ấn Độ Calcutta

"Kể một câu chuyện trong đó nhân vật chính là một con bò cái" - Trường quản lý Xavier (XLRI)

"Chứng minh 1 = 2" - Học viện quản lý Indore

"Làm thế nào để làm súp bạch tuộc trong 30 giây?" - Trung tâm đào tạo quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành Sinh học

Mặc dù sinh viên Ấn độ tỏ ra cực kỳ mệt mỏi khi phải chuẩn bị trước những câu hỏi kiểu này, nhiều người trong số họ tin rằng chẳng có cách nào khác để chọn ra sinh viên giỏi nhất. Pulkit Aggarwal, sinh viên giỏi trúng tuyển vài trường hàng đầu Ấn Độ phát biểu: “Nếu tôi đạt 95% điểm trong kỳ thi lớp 12 và một sinh viên khác đạt 96%, làm thế nào mà trường Đại học biết được ai là người giỏi hơn? Họ buộc phải hỏi những câu hỏi kỳ cục như vậy để khiến chúng tôi phải nghĩ rộng ra và phản ứng với những tình huống ngoài dự tính”.

Điều này xét theo nhiều khía cạnh, không hề sai. Trong những năm gần đây, giáo dục Ấn Độ cho điểm học sinh lớp 12 cao đến mức khó tưởng. ĐIểm cao, đi kèm với tỉ lệ chọi cao dẫn đến việc buộc phải chọn lọc. Ví dụ, để được vào khóa học tại Đại học Delhi, sinh viên phải đạt gần như tối đa 100% điểm trong kỳ thi lớp 12.

Thật ra một vài nghiên cứu được thực hiện bởi nhiều tập đoàn, trong đó có Google - nổi tiếng với những câu hỏi phỏng vấn khó tin - chỉ ra rằng những đề thi kiểu này thật ra không hữu dụng lắm trong việc chọn ra người phù hợp. Năm 2013, phó Chủ tịch phát triển nhân lực của Google, Lazlo Bock còn cho rằng những câu hỏi kiểu này thật sự mất thời gian, trong bài phát biểu của ông trên The New York Times: “Chúng chẳng dự đoán được điều gì cả. Chủ yếu những câu hỏi này khiến cho người phỏng vấn có vẻ thông minh”.

Một số học viện/trường học tại Ấn Độ đã dần dần rút kinh nghiệm và đang thay đổi dần chiến thuật. Học viện quản lý Bangalore chẳng hạn, đã quyết định loại bỏ những màn phỏng vấn đầy áp lực như vậy và thay vào đó tập trung vào tìm hiểu, hiểu rõ thí sinh cũng như tham vọng của họ.

Theo Truật Xích

Cùng chuyên mục
XEM